Khi còn là thanh niên, tôi muốn thay đổi thế giới. Sau đó, tôi hiểu rằng thay đổi thế giới là một điều khó khăn, thế là tôi thử thay đổi đất nước của mình. Khi hiểu rằng không thể làm đất nước của mình thay đổi, tôi bắt đầu nghĩ đến thành phố quê hương. Và tôi cũng không thể thay đổi thành phố mình. Theo dòng thời gian, tôi đã là một người đàn ông trung niên, tôi thử thay đổi gia đình mình. Giờ đây khi đã là một ông già, tôi nhận ra rằng điều duy nhất tôi có thể làm được chính là thay đổi bản thân mình. Và rồi tôi chợt nhận ra rằng nếu gắng thay đổi bản thân từ lâu, tôi đã có thể tác động làm thay đổi gia đình mình và điều đo có thể gây ảnh hưởng đến thành phố quê hương. Những thay đổi của thành phố khi ấy sẽ giúp biến đổi đất nước và quả thật tôi đã làm thay đổi được thế giới. (Lắng nghe điều bình thường, NXB Trẻ, 2013, tr 11) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Trong văn bản, ước muốn thay đổi điễn ra trong thời điểm nào của cuộc đời nhân vật tôi? Câu 3. Theo anh, chị, tại sao nhân vật tôi muốn thay đổi thế giới khi còn là thanh niên? Câu 4. Sự khác nhau trong nhận thức của nhân vật tôi về sự thay đổi thế giới gợi anh, chị suy nghĩ gì?
2 câu trả lời
1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự `(` Có sự việc, ngôi kể, nhân vật ... `)`
2. Ước muốn thay đổi diễn ra ở thời điểm của cuộc đời nhân vật tôi: Khi còn là thanh niên, khi là người đàn ông trung niên, khi là một ông già.
3. Nhân vật tôi muốn thay đổi thế giới khi còn là thanh niên vì khi ấy nhân vật còn trẻ. Anh có sức khỏe, có khát vọng, có ước mơ, hoài bão và cả tinh thần, ý chí, ngọn lửa nhiệt huyết. Anh muốn sử dụng tài năng, công sức, sức lực của mình để thay đổi thế giới.
4. Sự khác nhau trong nhận thức của nhân vật tôi về sự thay đổi thế giới gợi suy nghĩ: Muốn làm được việc lớn thì trước hết phải hoàn thành thật tốt những việc nhỏ. Ai cũng có khát vọng rằng mình sẽ làm được một việc to lớn, vĩ đại song ít ai nghĩ rằng để làm được như vậy cần bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. Việc ấy tuy bé nhưng đó sẽ là tiền đề vững chắc để ta vươn tới những thứ lớn. Vì vậy hãy thay đổi bản thân để từng bước thay đổi thế giới.
I/. Đọc - hiểu.
Câu 1: - Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính:
+, Nghị luận.
Câu 2: - Trong đoạn trích, nhân vật "tôi" ước muốn thay đổi diễn ra khi còn là thanh niên.
Câu 3: - Vì khi đã là một ông già, nhân vật "tôi" nhận ra rằng điều duy nhất có thể làm được chính là thay đổi bản thân mình.
Câu 4: - Sự khác nhau trong nhận thức của nhân vật tôi về sự thay đổi thế giới gợi suy nghĩ: Muốn làm được việc lớn thì trước hết phải hoàn thành thật tốt những việc nhỏ. Ai cũng có khát vọng rằng mình sẽ làm được một việc to lớn, vĩ đại song ít ai nghĩ rằng để làm được như vậy cần bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. Việc ấy tuy bé nhưng đó sẽ là tiền đề vững chắc để ta vươn tới những thứ lớn. Vì vậy hãy thay đổi bản thân để từng bước thay đổi thế giới.