khái quát vê điều kiện tự nhiên và ddanhs giá sự tương đối về nền kinh tế nhật bản
2 câu trả lời
-địa hình:
+ nhiều đồi núi, núi lửa, đồng bằng ít chỉ là các dải nhỏ, hẹp ven biển.
-khí hậu:
+ gió mùa mưa nhiều và có sự phân hóa từ bắc xuống nam
- sông ngòi
+ có nhiều sông, phần lớn sông nhỏ, ngắn và dốc
-đất đai
+ chủ yếu là đất, đồi núi, đất phù sa chiếm 13% diện tích.
- biển:
+ Rộng đường bờ biển khúc khủy-> tạo nhiều vịnh-> phát triển ngành giao thông vận tải
+ nơi giao thoa dòng biển nóng
- Khoảng sản:
+Nghèo khoáng sản, chủ yếu than dầu
* Thuận lợi: du lịch, kinh tế, thủy điện
* Khó khăn: nhiều thiên tai
Sau khi bong bóng thị trường bất động sản và chứng khoán sụp đổ vào đầu những năm 1990, Nhật Bản đã trải qua nhiều thập niên “mất mát”. Các công ty tập trung cắt giảm nợ, thu hẹp đầu tư và di chuyển sản xuất ra nước ngoài. Người dân hạn chế tiêu dùng, giá cả hàng hóa giảm sút, kết quả là nền kinh tế ngày càng trì trệ. Trợ cấp an sinh xã hội tăng lên do lão hóa dân số nhưng tiền lương thực tế lại không tăng do giảm phát. Trong khi đó, để bù đắp cho thâm hụt tài chính, nợ của chính phủ do trái phiếu công lại tăng cao. Thiên tai động đất sóng thần xảy ra năm 2011 càng làm trầm trọng hóa hơn những khó khăn kinh tế của Nhật Bản.
Thông qua các nghiên cứu, đánh giá của Nhật Bản, có thể nhận thực trạng và một số điểm hạn chế của nền kinh tế nước này giai đoạn từ 1990 đến 2012 trước khi có chiến lược Abenomics như sau:
Về chi tiêu: Tăng trưởng gần bằng 0% trong 20 năm; Chi tiêu tiêu dùng bị đình trệ do giảm phát; Hậu quả từ vụ động đất xảy ra hồi 2011 và những hệ quả còn kéo dài đến năm 2012; Khoản nợ công lớn do lạm phát trong chi tiêu từ những năm 1990.
Về tiền tệ: Giảm phát dài hạn; Đồng Yên quá mạnh, ảnh hưởng tới xuất khẩu.
Về việc làm: Tình trạng giảm lực lượng lao động trong dài hạn do tình trạng dân số Nhật Bản; Một số ngành có lao động giảm mạnh (như xây dựng); Tỷ lệ lao động nữ giới thấp; Một lượng lớn dân số (1/3 dân số) làm các công việc không chính thức với thu nhập và lợi ích thấp hơn.
Việc ông Shinzo Abe nhận được từ cử tri Nhật Bản sự tín nhiệm cao trên cương vị nhà lãnh đạo nền kinh tế thứ ba thế giới chắc chắn không phải ngẫu nhiên. Chính sách Abenomics do nhà lãnh đạo Shinzo Abe đề xuất được hi vọng là một bước đột phá trong chính sách kinh tế và xã hội của Nhật Bản nhằm lấy lại vị thế của mình.