khái quát nội dung cơ bản của “Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”
1 câu trả lời
1. MỞ ĐẦU “ NHỮNG NUYÊN LÝ Ơ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN là một bộ môn khoa học có tầm ảnh hưởng lớn tới xã hội. Nếu vận dụng thành công kiến thức được học từ bộ môn khoa học này thì chắc chắn bạn sẽ thành công trong cuộc sống. từ những gì được học từ thầy giáo giảng dạy bộ môn và qua các tài liệu tham khảo, nhóm 7 người chúng tôi đã thảo luận với nhau về một vấn đề nằm trong bộ môn khoa học này. Vấn đề chúng tôi thảo luận ở đây là quy luật chuển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngượi lại. Quy luật “từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển. Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Trong phạm vi của tiểu luận này, chúng tôi xin được trình bày những cơ sở lý luận chung về nội dung của quy luật lượng- chất, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy luật này, sự vận dụng quy luật này để vận dụng vào việc học tập của sinh viên trường Đại học Giao Thông Vận Tải nói chung và của chúng tôi nói riêng. Hi vọng rằng những gì chúng nôi trình trong bài tiểu luận này sẽ có ích cho các bạn và rất mong sự đóng góp của các bạn. Mac-Lenin Trang 2
I. QUY LUẬT NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ LƯỢNG DẨN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật hiện tượng. Trong lịch sử triết học đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chất, lượng cũng như qua hệ giữa chúng. Những quan điểm đó phụ thuộc, trước hết và chủ yếu vào thế giới quan và phương pháp luận của các nhà triết học hay của các trường phái tríêt học. Phép biện chứng duy vạt đem lại khái niệm đúng đắn về khái niệm chất, lượng và quan hệ qua lại giữa chúng, từ đó khái quát thành quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ tính chất và cách thức của sự phát triển của sự vật hiện tượng. 1- Các khái niệm 1.1 - Khái niệm về chất Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác. Mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có của nó, làm nên chính nó. Nhờ đó chúng mới khác các sự vật, hiện tượng khác. Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật,… Đó là những cái vốn có của sự vật từ Mac-Lenin Trang 3
khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vậ hiện tượng chỉ được bộc lộ qua sự tác động qua lại của các sự vật, hiện tượng khác. Chúng ta chỉ biết nhiệt độ cao hay thấp của không khí qua sự tác động qua lại của nó với cơ quan xúc giác của chúng ta. Chất của một người chỉ được bộc lộ thông qua quan hệ của người đó với những người khác, với môi trường xung quanh, thông qua lời nói và việc làm của người ấy. Như vậy muốn nhận nhận thức đúng đắn về những thuộc tính của sự vật, hiện tượng chúng ta phải thông qua sự tác động qua lại của sự vật đó với bản thân chúng ta hoặc thông qua quan hệ, mối quan hệ qua lại của nó với các sự vật khác. Phạm trù tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng và phát triển của nó được biểu hiện thông qua các thuộc tính và đặc điểm cấu trúc của sự vật. Tính quy định là cái vốn có của sự vật, hiện tượng để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Tính quy định này được thể hiện thông qua các thuộc tính. Có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Thuộc tính cơ bản quy định chất của sự vật. Nếu thuộc tính cơ bản mất đi thì chất của sự vật thay đổi. Còn thuộc tính không cơ bản thì trong quá trình tồn tại của sự vật, có những thuộc tính không cơ bản mới nảy sinh và có những thuộc tính không cơ bản mất đi nhưng chất của sự vật không thay đổi. Thuộc tính chỉ bộc lộ thông qua quan hệ với sự vật khác. Bởi vậy, sự phân chia thuộc tính thành các thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối. Trong mối quan hệ cụ thể này, thuộc tính này là thuộc tính cơ bản thể hiện chất của sự vật, trong mối liên hệ cụ thể khác sẽ có thêm thuộc tính khác hay thuộc tính khác là thuộc tính cơ bản. Mac-Lenin Trang 4