Kể về những hoạt động của sân trung tâm lễ hội đền hùng( ngắn ) từ những hoạt động dưới đây : Cuộc thi làm bánh chưng giã bánh dày, hát xoan, cắm trại và chương trinh giao lưu văn hóa Viết thêm mấy hoạt động nữa nhé mình chỉ có thế thôi, ai viết thêm cho ctlhn, ai ko thêm ko có ctlhn Ngắn thôi nha, làm ơn trả lời dùm cho mình nha

2 câu trả lời

Đám rước kiệu được xuất phát từ chân núi rồi tới tất cả các Đền từ Đền Thượng tới Đền Trung, Đền Hạ và cuối cùng là Đền Giếng. Đó là một nghi thức dâng hương rước kiệu vô cùng tưng bừng với những tiếng trống, tiếng chiêng, rồi những người nam thanh nữ tú trong bộ quần áo tứ thân đầu đội khăn vấn hoa, hát những bài hát Xoan mang giai điệu cổ truyền dân tộc. Đi kèm đám rước kiệu là vô cùng nhiều cờ hoa võng lọng, đoàn người đi theo khuôn mặt ai cũng tưng bừng, náo nức, hò reo trong niềm vui khôn tả.

Dưới những đám lá xanh vô cùng xum xuê là những cây cổ thụ lâu năm, như cây mỡ, cây trò và âm thanh bay bổng của tiếng trống đồng Đông Sơn của dân tộc Việt Nam. Những tiếng trống vang lên như nhắc người dân chúng ta nhớ về một thời dựng nước đầy khó nhọc của các cha ông ta. Những trò chơi dân gian được tổ chức và  lôi kéo nhiều người tham gia, khiến cho không khí lễ hội càng trở nên tưng bừng thiêng liêng hơn bao giờ hết.

Một trong những nét văn hóa làm nên nét riêng và sự quyến rũ của lễ hội Đền Hùng đó chính là nghi thức những hoạt động văn hóa mang tính quần chúng vô cùng hấp dẫn trong đó có cuộc thi hát Xoan hay còn gọi là hát ghẹo một trong những văn hóa phi vật thể của nước ta được Unesco công nhận khiến người dân nước ta vô cùng tự hào về truyền thống văn hóa này. Đây là một hình thức trao duyên, rồi gửi tâm tình của những người dân ở vùng lễ hội Đền Hùng. Bên cạnh đó là những cuộc thi kéo co, đấu vật, những cuộc thi đua thuyền được những nam thanh niên tham gia nhiệt tình là cho không khí lễ hội càng thêm sinh động, náo nhiệt.

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ  

Khách hành hương từ khắp nơi tới đền hùng không phải chỉ để vãn cảnh của đền, mà còn để tham dự vào buổi lễ hội tưng bừng, trang trọng, uy nghiêm. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự thành kính của người dân với Vua Hùng những người đã có công xây dựng sáng lập ra nước Việt Nam chúng ta ngày hôm nay. Mỗi người dân khách thập phương về với Đền Hùng dâng lên vua cha một nén hương thể hiện lòng thành kính của mình, cầu mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

Trong tâm linh của mỗi chúng ta thì các Vua Hùng chính là những người có công sáng tạo nên bờ cõi gấm vóc của nước ta, là nơi mà dù có đi đâu thì vẫn luôn nhớ về cội nguồn. Đúng như lời thơ xưa đã viết

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10-3

Chảy hội Đền Hùng chính là truyền thống một nét văn hóa đẹp của những người dân nước ta. Trong những ngày lễ hội được tổ chức khách thập phương trên cả nước ta từ mọi miền tổ quốc đều kéo về dự lễ hội như thể hiện sự "Uống nước nhớ nguồn" của con cháu hôm nay với cha ông mình xưa kia.

Còn có phần lễ  gồm :

Lễ giỗ đức Quốc tổ Lạc Long Quân và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng; lễ dâng hoa tại phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong”; lễ rước kiệu về Đền Hùng; lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương, các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương và tại các gia đình người dân