Kể về một mẫu chuyện có liên quan đến tính dân chủ và kỉ luật trong đời thực hoặc sách báo(không có trên mạng).

2 câu trả lời

anh A là chủ của một công ty lớn. B là một nhân viên bảo vệ. Trong một lần đi bỏ phiếu, B đến trước rồi mới đến A nhưng mọi người lại để A bỏ phiếu trước. Thấy mọi người thiên vị mình hơn, A đã kiên quyết từ chối và để B bỏ phiếu trước.

Sáng hôm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu hội đồng nhân dân cấp huyện xã…Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, đặt tại Nhà thuyền Hồ Tây.

Khi Bác đến, trong Nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bào tạm dừng và tạo “điều kiện” để Bác bỏ phiếu trước. Biết ý Bác nói.

Ai đến trước, viết trước và bỏ phiếu trước, Bác đến sau, Bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình mới nhận phiếu và vào “buồng” phiếu.

Hôm đó có nhà báo Ma Cường đi theo đoàn. Trong suy nghĩ của nhà báo Ma Cường thì đây là “hạnh phúc một đời người làm báo”, “cơ hội ngàn năm có một” khi được chụp Bác bỏ phiếu. Rất nhanh, nhà báo Ma Cường đưa máy lên định chụp, nhưng Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã lấy tay che phiếu lại, nói với Ma Cường.

Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải đảm bảo tự do và bí mật cho công dân.

Nhà báo Ma Cường buông máy nhưng vẫn thấy lòng hạnh phúc.

Theo lời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác cũng không cho ai gợi ý cả, Bác nói.

Ấy đừng có “lãnh đạo” Bác nhé. Bác không biết Đảng ủy hướng dẫn danh sách để ai, xóa ai đâu nhe.  Đưa lý lịch những người ứng cử để Bác xem. Có chú nào dự buổi ứng cử viên trình bày ý kiến với cử tri, nói lại để Bác cân nhắc, Bác tự bầu.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

2 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước