kể về 1 lần mắc lỗi khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn

1 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý:

Trong nhịp sống xô bồ náo nhiệt, mọi thứ sẽ theo dòng thời gian bất tận lui vào dĩ vãng mịt mù, để lại đằng sau biết bao nỗi niềm tiếc nuối. Ngậm ngùi hai tiếng “giá như …”, tôi thật sự cảm thấy hối hận khi nghĩ về một lần lầm lỡ: Tôi đã không học bài cũ khiến cô giáo buồn.

Tôi là một học sinh giỏi văn, là cán sự văn của lớp, được cô giáo tin tưởng và quý mến. Vậy mà…

Sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa thu trong xanh, mát mẻ. Vạn vật tỉnh giấc sau đêm dài vắng lặng, cùng hòa mình vào sắc vàng của nắng. Những giọt nắng tinh nghịch nhảy nhót trên những mái nhà. Những tán lá xanh thẫm chào đón những chú chim nhí nhảnh, tươi vui. Hơi thở của thiên nhiên đầu thu thật nhẹ nhàng, ngọt ngào và quyến rũ, khác hẳn với tâm trạng của tôi lúc này: vội vàng, hối hả, chạy nhanh đến trường. Đến lớp, tôi hấp tấp giở vở ôn lại đống bài cũ chất cao như núi mà hôm qua tôi đã mải chơi rồi ngủ quên không học. Trống trường vang lên, giò học căng thẳng nhất đã đến - giờ Sử. May thay, tôi không bị gọi lên bảng. Tiết hai, ba cũng trôi qua nhẹ nhàng. Rồi tiết bốn, tiết Ngữ văn…

Cô giáo bước vào lớp, áo trắng giản dị. Cô vẫn tươi cười như mọi khi và giở sổ điểm kiểm tra bài cũ. Đọc qua loa lại bài nhưng đầu tôi vẫn chẳng nhớ được gì cả, chờ số phận thôi. Cái cảm giác hào hứng học môn tôi yêu thích hôm nay dường như đã bỏ tôi đi tới một vùng đất xa xôi nào, thay vào đó là sự hồi hộp căng thẳng. Bỗng “Quốc Hưng lên bảng” - giọng cô giáo cất lên phá vỡ không khí yên tĩnh để rồi tan loãng trong những tiếng thở phào nhẹ nhõm. Tôi chưa kịp sung sướng vì thấy mình thật may mắn thì rủi thay, hôm nay cậu bạn lại không thuộc bài, thế là cô giáo lại hạ tay, rà sổ điểm và kết thúc bằng ba từ thật ngắn gọn: “Trinh - lên bảng!”. Tim tôi đập rộn lên như sắp chui ra khỏi lồng ngực. Bất ngờ quá khiến tôi nóng ran cả người.

Tôi cố làm ra vẻ tự nhiên, bình thường để che giấu sự lo lắng và mất bình tĩnh. Rồi tôi nhớ gì thì “diễn” thế. Rời rạc và lung tung. Bối rối trong những tiếng xì xào của các bạn, tôi thấy xấu hổ vô cùng. Giọng cô chùng xuống, buồn buồn, bảo tôi về chỗ. 

Yên vị trên chiếc ghế thân thuộc song trong đầu tôi hỗn độn bao ý nghĩ. Tôi lo sợ, tự trách bản thân. Tiếc nuối và xót xa. Tôi lại càng ngạc nhiên khi cô giáo nhận xét tôi học bài chưa kĩ thay vì không học bài. Ánh mắt cô nhìn như xoáy sâu vào tâm hồn tôi. Cả giờ học, ánh mắt ấy vẫn luôn hướng về phía tôi như chứa đựng một dấu hỏi… “Phải chăng sự lười biếng và chủ quan của tôi đã vô tình làm nhòa mờ tình cảm và lòng tin cô dành cho tôi?”. 

Nhưng rồi nét mặt tươi sáng của cô lúc gọi tôi đứng dậy trả lời câu hỏi và khen tôi về bài mới khiến tôi nhận ra rằng: cô vẫn đặt niềm tin vào cô học trò bé nhỏ, cô đã bỏ qua và tha thứ cho tôi rồi…

Sau buổi học ấy, lòng tôi vẫn dai dẳng muốn nói một lời xin lỗi cô mà không dám.

Mỗi khi nhớ lại chuyện cũ, tôi vẫn cảm thấy xót xa và nuối tiếc nhưng không chỉ với hai chữ “giá như …” nữa mà còn là hai chữ: “Tôi sẽ …” chứa đựng đầy tự tin và ý nghĩa. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

3 lượt xem
2 đáp án
22 giờ trước