kể tóm tắt một câu chuyên xảy ra trong cuộc sống mà em dã dươc nghe hoăc đã chưng kiến

2 câu trả lời

Ngày 27/7 vừa qua, nhân kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, em đã cùng các bạn trong tổ dân phố tham gia dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ và thăm hỏi các bác cựu chiến binh.

Công việc đã được chuẩn bị từ mấy hôm trước, chúng em đã họp và bàn kế hoạch. Chị bí thư đoàn phường đã lên danh sách và phân công các đội đi dọn cỏ, quét sạch lá cây trong nghĩa trang, đi mua quà thăm hỏi… Không khí cuộc họp rất phấn khơi,r ai nấy đều háo hức với công việc được phân công.

Sáng sớm hôm đó, đội của em được phân công dọn dẹp trong nghĩa trang. Chúng em thắp những nén hương thơm và nghiêm trang cúi đầu tưởng nhớ tới những người đã hi sinh vì đất nước. Sau đó, các bạn phân chia các khu vực dọn dẹp, nhặt cỏ, lá cây và mang đi đổ vào hố rác.

Khi trời vừa nắng lên, công việc của chúng em cũng gần xong xuôi. Chúng em cùng nhau cất dọn dụng cụ lao động, rửa chân tay sạch sẽ và đến thăm nhà các bác thương binh trong tổ dân phố.

Chúng em đến nhà bác An đầu tiên, khi thấy chúng em bác mỉm cười và đón tiếp rất nồng hậu. Bác mời chúng em uống nước và kể lại cho chúng em những câu chuyện ở chiến trường mà bác đã trải qua. Khi bác kể đến giây phút hi sinh của đồng đội, chúng em đã rất xúc động và cảm thấy biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã dũng cảm chiến đấu dành độc lập cho đất nước.

Sau đó, chúng em cùng nhau đi đến nhà của các bác cực chiến binh khác và được nghe thêm nhiều câu chuyện về chiến tranh, về những con người anh hùng trong chiến đấu… Tất cả những câu chuyện đó khiến em hiểu hơn về những mất mát và đau thương mà đất nước nói chung và các bác đã phải chứng kiến.

Ngày lễ đã khép lại, nó có ý nghĩa rất lớn đối với em, khi đã dành một phần công sức nhỏ bé của mình để làm một việc tốt. Bản thân em thấy mình cần cố gắng nhiều hơn, để làm những việc có ích cho bản thân, gia đình và đất nước như các thế hệ cha anh đi trước đã làm được.

Năm ấy em học lớp hai. Em đã làm một việc sai: cắt rách quần. Lúc ấy em bị bố phạt đứng ờ góc nhà, đến bây giờ em còn nhớ mãi. Hồi ấy, xem Ti-vi, chương trình “Thời trang hip-pi qua các thời đại ”, em nhìn thấy nhiều kiểu nhà, kiểu xe, kiểu quần áo kì lạ trên màn hình. Chẳng những kì lạ, những kiểu nhà, xe, quần áo được gọi là “thời trang hip-pi’’ đó rất nhiều màu sắc, có cái nom cũng vui mắt. Các kiểu quần áo đầu được cắt tua tà ở bâu áo, lai quần. Tóc tai người mẫu thì bù xù, đánh rối như con bù nhìn rơm vậy. Kiểu tóc của người mẫu chả làm em thích tí nào nhưng các kiểu quần có tua lại làm em cảm thấy thích. Chiều hôm ấy, em lấy kéo cắt ống quần bộ đồ ở nhà. Em cắt từng tua nhỏ dài gần mười xăng-ti-mét. Em vừa cắt xong cái thứ ba thì bố và anh trai em đi làm về. Anh trai em sửng sốt: - Em làm cái gì vậy bé? Sao cắt hết quần vậy? Em đưa cái quần cho anh xem, hồn nhiên nói: - Em cắt quần thành kiểu hip-pi. Bố em đặt cặp sách xuống nền nhà, kêu lên: - Chà, con thật hư, làm hỏng hết quần áo lấy gì mà mặc. Bố không cho phép con ăn mặc như thế đâu nhé! Con bắt chước ở đâu vậy? Em ỉu xìu, nín thinh. Anh trai nhắc: - Kìa, bố hỏi, em không thưa bố à? Em nói lí nhí: - Dạ, con xem ti-vi thấy thời trang hip-pi bố ạ! Bốthở phào một cái, cười rồi nghiêm mặt giảng giải: - Hip-pi vui nhộn không phải là nét văn hoá của người Việt mình. Con đừng bắt chước như thế nhé. Con phải bị phạt rồi đây. Anh trai em thay bố, bảo em đứng vòng tay ở góc nhà một giờ. Luật phạt ở gia đình em lỗi nhẹ nhất là vòng tay ở góc nhà. Anh em đem cặp cất vào góc nhà rồi ra hành lang thu xếp những cái quần mà em đã cắt. Bố đang điện thoại cho mẹ vì mẹ đang đi công tác sắp về. Em nghe bố nói: - À em, nếu đủ thời gian em ghé siêu thị mua cho con gái vài bộ đồ nhé. Nhà thiết kế này làm hỏng hết đồ rồi. Nhắc đến mẹ. em thương mẹ quá. Mẹ đi công tác vất vả lại còn phải mua quần áo cho em,vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền bạc. Sự bắt chước nông nổi của em đã gây không ít thiệt hại cho gia đình. Giờ ăn bố xoa đầu em: “Nếu con muốn thiết kế thời trang phải học cho thật giỏi, không phải bắt chước là được đâu con ạ!”. Em hối hận thưa: "Con xin lỗi ạ, con sẽ không làm hư hỏng đồ đạc nữa ạ.”. Cái lỗi ngày ấy là một kỉ niệm luôn nhắc nhở em phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi làm một việc gì đểtránh sai lầm và thiệt hại cho mình và cho cả mọi người.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

2 lượt xem
2 đáp án
6 giờ trước