Hướng dẫn phát triển của công nghiệp nga hiện nay
2 câu trả lời
1. Các chính sách chung phát triển công nghiệp của LB Nga qua các thời kỳ
Từ sau năm 2000, công nghiệp Nga bắt đầu phục hồi và dần khôi phục tăng trưởng, các chính sách nhà nước trong thời gian này cũng chưa mang tính chiến lược cho thời hạn dài, mà chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách, cần thiết cho phát triển các ngành công nghiệp, với định hướng và mục tiêu cho ngắn hạn và trung hạn. Có thể nêu những giai đoạn chính sách công nghiệp như sau [Симачев Юрий, 2013]:
- Giai đoạn 2000 - 2003: Giai đoạn này chính sách định hướng ưu tiên xây dựng các thể chế kinh tế thị trường, cải cách cơ cấu công nghiệp, với tính chất là điều tiết nhẹ của Nhà nước, sử dụng công cụ tài chính như thuế, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ sản xuất, cơ chế tỷ giá, v.v. Biện pháp thực hiện là tác động trực tiếp đến đối tượng kinh doanh, doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp lớn) và kích hoạt tính năng động và tích cực của doanh nghiệp, tận dụng và duy trì công suất và năng lực sản xuất.
- Giai đoạn 2004 - 2008: Định hướng công nghiệp tới đa dạng hóa sản xuất, kích thích sự đổi mới sáng tạo, tăng các khoản thu ngân sách..
- Giai đoạn 2008-2009: Đặc trưng giai đoạn này là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến công nghiệp Nga. Chính sách công nghiệp khi đó nhằm vào ổn định sản xuất thông qua biện pháp tài chính (gói hỗ trợ các công ty lớn và quan trọng, trợ giúp sản xuất); tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
- Giai đoạn 2010-2011: Tìm kiếm các nguồn lực phát triển; xây dựng các chính sách đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ, nâng cấp cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng năng suất lao động.
Cũng trong giai đoạn này, Chính phủ Nga đã thực hiện “Chương trình công nghệ quốc gia giai đoạn 2007-2011” (Nghị định số 1761 ngày 29/1/2007). Mục đích của Chương trình là bảo đảm phát triển công nghệ của ngành Công nghiệp Nga trên cơ sở tạo ra và ứng dụng công nghệ mang tính đột phá, tiết kiệm nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao có tính cạnh tranh. Chương trình này được thực hiện theo giai đoạn:
- Giai đoạn I (2007-2009): Các dự án ngắn hạn trên cơ sở các dự án nghiên cứu và phát triển (NC&PT) trước đó.
- Giai đoạn II (2008-2011): Triển khai các dự án dài hạn.
Có thể nhận thấy chính sách công nghiệp thời kỳ này mang tính ngắn hạn, được xây dựng trên cơ sở điều kiện phát triển luôn thay đổi, định hướng ngắn hạn chính xác, các chính sách có tính chất tiếp nối cụ thể và đạt hiệu quả khá cao. Kết quả là nền công nghiệp Nga vượt qua được thời kỳ chuyển đổi khó khăn với thời gian nhanh.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, sự phân cấp trong quản lý nhà nước đối với công nghiệp được phân cấp rõ ràng: các Bộ, Ngành chủ quản chịu trách nhiệm với kế hoạch (hay chương trình) phát triển ngành mình sau khi được chính phủ thông qua.
Nhằm tạo ra động lực cho giai đoạn phát triển mới sâu rộng về chất lượng của ngành Công nghiệp, bảo đảm hàng hóa tiêu dùng, Chính phủ Nga đã thông qua “Chương trình quốc gia Liên bang Nga về phát triển công nghiệp và nâng cao tính cạnh tranh của ngành Công nghiệp” (Quyết định số 328 ngày 15/4/2014 của Chính phủ) cho giai đoạn đến năm 2020 [Государственная программа РФ, 2014], với nội dung chủ yếu là: Xây dựng cơ sở hạ tầng đổi mới sáng tạo cho sự phát triển của những ngành công nghiệp mới; Loại bỏ rào cản và tạo điều kiện bình đẳng để đưa ra thị trường các sản phẩm và dịch vụ đổi mới sáng tạo. Chính phủ Nga đặt ra những nhiệm vụ mà chương trình cần giải quyết là: Tăng tỷ trọng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách, giảm dần khối lượng tài trợ trực tiếp của chính phủ cho ngành Công nghiệp; Sử dụng công cụ hỗ trợ nhà nước để kích cầu; Đổi mới công nghệ các ngành công nghiệp; Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra các công nghệ và vật liệu mới; Bảo đảm điều kiện cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Nga tại thị trường nội địa và thế giới; Khuyến khích sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và xuất khẩu; khuyến khích cạnh tranh, bao gồm cả việc giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước trong vốn của các doanh nghiệp có vốn nhà nước; Điều tiết các chương trình phát triển công nghệ; hoàn thiện hệ thống quản lý công nghiệp; Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hóa quốc gia, các tiêu chuẩn quốc gia của Nga phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền công nghiệp LB Nga dựa vào tăng cường hoạt động đổi mới sáng tạo được thể hiện rõ trong một số chính sách sau của Chính phủ Nga:
- Sắc lệnh của Tổng thống số 899 ngày 07/07/2011: Đã xác định hướng ưu tiên phát triển KH&CN và kỹ thuật của LB Nga, đưa ra danh mục các lĩnh vực cần đặc biệt ưu tiên về KH&CN là: (1) an ninh và chống khủng bố; (2) công nghệ nano; (3) hệ thống thông tin - viễn thông; (4) khoa học phục vụ đời sống; (5) các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật chuyên dụng; (6) sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; (7) các hệ thống viễn thông và vũ trụ; (8) tiết kiệm năng lượng và năng lượng hạt nhân [Cổng TTĐT CP Nga].
- Chiến lược phát triển đổi mới quốc gia và Chương trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, năm 2011: đây là những văn bản quan trọng điều tiết hoạt động đổi mới sáng tạo của Nga trong giai đoạn phát triển mới.
- Chiến lược phát triển đổi mới sáng tạo LB Nga đến năm 2020 [инновационная политика РФ]: được Thủ tướng Chính phủ Nga phê chuẩn (Quyết định số 2227 ngày 08/10/2011). Trong Chiến lược này đã đánh giá những yếu kém, thực trạng của hoạt động đổi mới sáng tạo, trong đó có KH&CN, đưa ra các nguyên tắc, phương hướng phát triển, mục tiêu và nhiệm vụ về phát triển đổi mới sáng tạo ở Nga. Mục tiêu của Chiến lược này là tới năm 2020 chuyển nền kinh tế Nga sang con đường phát triển đổi mới sáng tạo nhằm đạt được những tiêu chí chủ yếu sau:
- Tăng tỷ lệ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thực hiện đổi công nghệ tới 40-50% (năm 2009 mới chỉ đạt 9,4%);
- Tăng tỷ lệ hàng hóa và dịch vụ công nghệ cao thêm 5-10% trước 2020 trong 5-7 ngành (các ngành Năng lượng nguyên tử, Kỹ thuật Hàng không - Vũ trụ, Đóng tàu, v.v);
- Tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao trong khối lượng xuất khẩu đến 2% trước năm 2020 (năm 2008 chỉ số này là 0,25%);
- Nâng tổng trị giá gia tăng của khu vực đổi mới sáng tạo so với GDP lên 17-20% (năm 2009 là 12,7%);
- Nâng tỷ lệ sản phẩm đổi mới sáng tạo trong khối lượng sản phẩm công nghiệp chung lên 25-35% (năm 2010 tỷ lệ này là 4,9%).
- Tăng chi phí NC&PT lên đến 2,5-3% GDP (năm 2010 tỷ lệ này mới đạt 1,3%), trong đó thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân lên trên 50%.
2. Chính sách phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng của LB Nga
Công nghiệp ô tô
Công nghiệp ô tô của LB Nga là một lĩnh vực quan trọng của ngành Cơ khí Nga nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Nga nói chung. Nga đứng thứ 11 trên thế giới về sản lượng xe cơ giới. Ngành này tăng trưởng chậm nhưng bền vững. Năm 2015, 90% xe cơ giới bán trên thị trường Nga được sản xuất tại Nga. Tỷ lệ nội địa hóa 30% đến 90% tùy thuộc vào loại xe và và phân đoạn chế tạo. Những nhà máy sản xuất ô tô lớn nhất của Nga là AVTOVAZ (xe con), GAZ (xe tải nhỏ và xe tải), KAMAZ (xe tải lớn và xe tải tự đổ), LiAZ (xe buýt) [Автомобильная промышленность России].
Nhằm phát triển Công nghiệp Ô tô Nga trong dài hạn, Bộ Công Thương LB Nga đã xây dựng “Chiến lược phát triển Công nghiệp Ô tô tới năm 2020” với mục tiêu “tối đa hóa giá trị gia tăng trong toàn bộ chuỗi chế tạo ô tô tại Nga với lựa chọn đầy đủ và chất lượng của các sản phẩm của Công nghiệp Ô tô” [ Приказ Минпромторга России от 23.04.2010 № 319].
Để thực hiện mục tiêu đó, Chiến lược đặt ra nhiệm vụ:
· Thỏa mãn nhu cầu của các phức tạp giao thông của đất nước, bao gồm cả các nhu cầu cá nhân của công dân tại các chi phí sản xuất trong nước trên tất cả các giai đoạn của quá trình chế tạo; tạo ra một công nghệ ô tô cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu quốc tế về an toàn, môi trường và hiệu quả.
· Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực xuất khẩu và chất lượng sản phẩm của ngành Công nghiệp Ô tô.
· Hoàn thiện hệ thống quản lý ngành Công nghiệp Ô tô.
· Nội địa hóa tối đa các phụ tùng, chi tiết, khối tổng thành của tất cả các loại xe.
· Đạt lợi thế chi phí toàn cầu trong sản xuất của các bộ phận, chi tiết cho các loại xe ô tô được sản xuất.
· Xây dựng các hệ thống quy chuẩn kỹ thuật trong ngành Công nghiệp Ô tô.
· Thu hẹp khoảng cách công nghệ với ngành Công nghiệp Ô tô giữa Nga với những quốc gia hàng đầu của thế giới trên cơ sở đổi mới sáng tạo và hiện đại hóa sản xuất.
· Phát triển sản xuất động cơ xe và cơ sở sản xuất linh kiện ô tô ở các vùng lãnh thổ, bao gồm cả các vùng Siberia và Viễn Đông.
· Hình thành cơ sở hạ tầng của hoạt động NC&PT để phát triển các mẫu xe và linh kiện ô tô mới.
· Cải thiện hệ thống đào tạo chuyên gia, cán bộ kỹ thuật cho ngành Công nghiệp Ô tô, bao gồm cả xây dựng các chương trình đào tạo mới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
· Cải thiện pháp luật, khung pháp lý trong các lĩnh vực Công nghiệp Ô tô và xây dựng cơ sở hủy xe thải loại.
Chiến lược cũng đưa ra các chỉ tiêu, gói giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, trong đó có giải pháp tài chính. Chỉ trong ba năm đã cho thấy những hiệu quả đáng kể: tới năm 2013, ngành Công nghiệp Ô tô tạo ra 243.000 việc làm (tính cả các ngành công nghiệp hỗ trợ - trên 1 triệu việc làm). Sản lượng ô tô ở Nga sản xuất đã tăng từ 1,2 triệu xe mỗi năm vào năm 2000 lên đến gần 2,2 triệu xe năm 2012 (bao gồm xe hơi, xe tải, xe buýt và các xe máy công trình khác) [Редькина Елена, 2014].
Công nghiệp Hàng không
Công nghiệp Hàng không Nga là một ngành Công nghiệp kỹ thuật quan trọng của Nga. Trong giai đoạn 1990-2000, ngành Công nghiệp Hàng không đứng trước nguy cơ sụp đổ. Sau năm 2000, sự phát triển của ngành Công nghiệp Hàng không đã trở thành ưu tiên chính trong chính sách công nghiệp của Nga. Năm 2005 “Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Hàng không Nga giai đoạn đến năm 2015” [Стратегия развития авиационной промышленности на период до 2015 года] được thực thi. Chiến lược định hướng Công nghiệp Hàng không Nga “do Nhà nước quản lý, được ưu tiên phát triển nhằm duy trì và phát triển tiềm năng khoa học và công nghệ hàng không, bảo đảm an ninh quốc gia, nhu cầu dân sinh và hội nhập với ngành Hàng không thế giới”.
Việc thực hiện các chiến lược phát triển ngành công nghiệp hàng không cho hướng phát này triển đòi hỏi các nhiệm vụ chính là:
- Thực hiện chính sách sản phẩm rõ ràng và thực tế để đảm bảo đạt được các kết quả mong đợi khi thực hiện Chiến lược trong khuôn khổ quan hệ đối tác công-tư, thu hút vốn đầu tư khu vực tư nhân;
- Hình thành một hệ thống tổ chức mới có thể thực hiện hiệu quả việc xây dựng chính sách và đưa sản phẩm công nghiệp hàng không Nga đến với các thị trường tiềm năng, thu hút các nguồn lực cần thiết và điều tiết chúng;
- Hiện đại hóa và nâng cao năng lực của các cơ sở sản xuất, thiết kế và nghiên cứu ngành công nghiệp hàng không;
- Điều chỉnh các chương trình của Chính phủ liên quan đến các giải pháp trong lĩnh vực hàng không;
- Điều chỉnh, sửa đổi các luật, loại bỏ những hạn chế đang tồn tại trong quá trình thực hiện định hướng lựa chọn phát triển của Chiến lược.
Kết quả là từ năm 2004 đến năm 2009, số tiền tài trợ công cho Công nghiệp Hàng không Nga tăng 20 lần. Công nghiệp Hàng không Nga được phục hưng và củng cố vị thế của Nga trong thị trường hàng không toàn cầu. Nga đứng thứ hai trên thế giới về chế tạo máy bay quân sự (124 chiếc trong năm 2014) [ОАК, 2014]; trực thăng đứng thứ 3 trên thế giới (267 máy bay trực thăng trong năm 2011, năm 2014 tăng lên hơn 300 máy bay trực thăng), chiếm 6% thị trường trực thăng thế giới [Вертолет Россий, 2014]. Trong những năm 2009-2013, Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu máy bay chiến đấu. Tổ hợp chế tạo máy bay lớn nhất ở Nga là Tập đoàn Chế tạo máy bay thống nhất (gồm nhiều công ty chế tạo máy bay lớn nhất) và Oboronprom (chuyên sản xuất máy bay trực thăng và các công ty phụ trợ). Các Tập đoàn này bao gồm 214 nhà máy và cơ sở, trong đó có 103 nhà máy, 102 viện nghiên cứu và văn phòng thiết kế [Авиационная промышленность России, 2015].
Công nghiệp vũ trụ [Российский космос]
Năm 1954 bắt đầu kỷ nguyên vũ trụ của Liên Xô. Ngày 04 tháng 10 năm 1957 tên lửa đẩy phiên bản R-7 nâng cấp đã đưa vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất “Sputnik 1” vào quỹ đạo, đi trước Hoa Kỳ.
Ngày 12 tháng 4 năm 1961, phi hành gia Liên Xô Yuri Gagarin là phi công đầu tiên đã bay vào vũ trụ. Năm 1963, nữ phi hành gia đầu tiên Valentina Tereshkova và Bykovsky lập thời gian kỷ lục của một chuyến bay - gần 5 ngày. Năm 1970, trạm tự động ‘Luna-16” lần đầu tiên hạ cánh lên bề mặt mặt trăng. Từ sau năm 1970, việc nghiên cứu khoảng không vũ trụ được chuyển sang một giai đoạn mới: thời kỳ các trạm không gian. Việc kết nối tự động lần đầu tiên trong vũ trụ giữa hai con tàu “Soyuz” diễn ra vào năm 1967. Trạm không gian đầu tiên trên thế giới “Salyut-1” xuất hiện vào năm 1971.
Tình hình tài chính khó khăn của ngành Công nghiệp Vũ trụ của Nga tiếp tục trong những năm 2000. Ví dụ, chương trình Phobos-Grunt[1] bắt đầu vào năm 1998, nhưng thiếu nguồn tài chính mãi tới năm 2008 mới được phân bổ.
Để tháo gỡ những khó khăn đó, năm 2005 “Chương trình không gian Liên bang Nga giai đoạn 2006-2015” được thông qua. Chương trình không có tham vọng lớn, mà chỉ nhấn mạnh “chế tạo và sử dụng những hệ thống và tổ hợp vũ trụ cần thiết có các tính năng tương ứng với cấp độ phát triển công nghệ vũ trụ thế giới”. Trong năm 2014, lần đầu tiên kể từ thời đại của Liên Xô Nga tiến hành 38 vụ phóng tên lửa, đưa vào quỹ đạo của một con số kỷ lục - 80 vệ tinh, bao gồm 31 vệ tinh cho các nhu cầu quốc gia, 5 vệ tinh thương mại và 44 vệ tinh nhỏ.
Tiếp theo, ngày 7 tháng 3, Chính phủ Nga phê duyệt “Chương trình vũ trụ Liên bang giai đoạn 2016-2025”, với nguồn tài chính khổng lồ chi cho Chương trình là 1,406 nghìn tỷ rúp. Chương trình bao gồm phát triển tên lửa siêu nặng cần thiết cho thám hiểm có người lái lên mặt trăng và sự phát triển đầy hứa hẹn khác. Mục đích các giai đoạn chính của chương trình: duy trì tiềm năng không gian quốc gia tương ứng với nhu cầu của các lĩnh vực kinh tế-xã hội, khoa học và hợp tác quốc tế, các nguyên tắc, các ưu tiên và mục tiêu trong chính sách nhà nước LB Nga trong lĩnh vực NC&PT và sử dụng không gian, có tính đến tiềm năng kinh tế của đất nước. Chương trình chia làm hai giai đoạn: giai đoạn I từ 2016-2020, giai đoạn II từ 2021-2025.
Hiện nay, các cơ quan vũ trụ Nga Roskosmos duy trì quan hệ hợp tác với nhiều nước đã ký thỏa thuận liên chính phủ về hợp tác trong các hoạt động không gian với 19 quốc gia; trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil, Thụy Điển, Argentina, Hàn Quốc và các quốc gia thuộc Cơ quan Không gian châu Âu (ESA).
Công nghiệp Đóng tàu Nga
Công nghiệp Đóng tàu Nga là ngành quan trọng trong cơ khí chế tạo và Tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Các trung tâm lớn nhất của ngành Đóng tàu Nga là St. Petersburg, Severodvinsk, Nizhny Novgorod, khu vực Kaliningrad và vùng Viễn Đông. Khả năng của ngành này rất lớn, đóng được tất cả các chủng loại tàu mặt nước, tàu ngầm, tàu sân bay, tàu phá băng nguyên tử (trong đó có các tàu quân sự). Năm 2014, ngành này đã hạ thủy trên 150 tàu các loại.
Để giải quyết những vấn đề phức tạp của ngành Công nghiệp Đóng tàu Nga, Chương trình quốc gia “Phát triển của ngành Đóng tàu trong giai đoạn 2013-2030”[ Гос. программа РФ "Развитие судостроения на 2013 - 2030] được phê duyệt vào cuối năm 2012. Chương trình này gồm cả Chương trình mục tiêu Liên bang “Phát triển thiết bị hàng hải dân sự cho giai đoạn 2009-2016” và “Chương trình Liên bang về Phát triển Tổ hợp quân sự-công nghiệp của Nga giai đoạn 2011-2020”. Tổng số tiền tài trợ cho chương trình - hơn 1,3 nghìn tỷ rúp. Tài trợ cho phần dân sự của chương trình sẽ là hơn 600 tỷ rúp, trong đó từ ngân sách Liên Bang là 338 tỷ. Theo Chương trình, xây dựng kế hoạch đến năm 2030 tăng sản xuất hàng hóa dân sự lên năm lần. Nhìn chung, tới năm 2030, dự kiến sẽ tăng tỷ trọng về giá trị của ngành Đóng tàu dân sự Nga trên thị trường toàn cầu từ 2% đến 10% so với năm 2013 và số lượng từ 0,5% đến 2%. Giá trị sản xuất các tàu dân sự dự kiến sẽ tăng gấp năm lần [Экономика России. Судостроение, 2015].
Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng
Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng bao gồm toàn bộ các tổ chức nghiên cứu khoa học - thực nghiệm, cơ sở phát triển, sản xuất, cung cấp các trang bị, khí tài quân sự quân sự và thiết bị đặc biệt, đạn dược cho quốc phòng và xuất khẩu.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, để bảo đảm cho Công nghiệp Quốc phòng có bước phát triển mới về tiềm năng công nghệ cũng như hiệu quả hoạt động. Nhà nước Nga liên tục có những chính sách, cơ chế tái cơ cấu, đầu tư theo hướng: Xây dựng theo phương thức sáp nhập các doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động các cơ sở nghiên cứu thực nghiệm và sản xuất (kể cả cơ sở công nghiệp hỗ trợ) thành các tập đoàn, liên hiệp khoa học và sản xuất; Nghiên cứu các loại trang bị, khí tài chiến đấu mới; đầu tư cơ bản thay đổi trang bị, máy móc công nghệ. Trong Công nghiệp Quốc phòng số lao động lên tới 2,5 - 3 triệu người.
Chính sách đối với Công nghiệp Quốc phòng của Nhà nước Nga còn thể hiện ở việc liên tục cải cách hệ thống quản lý nhà nước. Đối với công nghiệp và các doanh nghiệp quốc phòng, Bộ Công Thương Nga quản lý vĩ mô về chuyên môn ngành và hành chính; hoạt động sản xuất theo đặt hàng của cơ quan nhà nước về đặt hàng quốc phòng. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa quốc phòng, dịch vụ được gọi chung là hợp tác kỹ thuật quân sự với nước ngoài do cơ quan ngang Bộ là “Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự với nước ngoài” quản lý, dưới sự điều hành trực tiếp của Nhà nước. Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu được thực hiện thông qua Công ty “Rosoboronexport”.
Khối lượng sản phẩm công nghiệp của Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng trong năm 2015, theo số liệu công bố, tăng 12,9% (theo giá so sánh năm 2015) [Экономика России, 2015. ОПК]
Trong năm 2015, kết quả thực hiện đặt hàng quốc phòng tăng đột biến so với kế hoạch khoảng 47%. Doanh thu từ việc xuất khẩu các sản phẩm quân sự năm 2015 lên tới 14,5 tỷ USD (bằng năm 2014). Trong năm 2015, trị giá các gói hợp đồng ký mới đạt hơn 26 tỷ USD, đưa trị giá lũy kế các hợp đồng xuất khẩu đến cuối năm 2015 đạt một số lượng kỷ lục là 56 tỷ USD) [Trang TTĐT Chính phủ Nga].
3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho xây dựng chính sách phát triển công nghiệp tại Việt Nam
Mô hình phát triển kinh tế-xã hội và khoa học công nghệ giữa Việt Nam và LB Nga có nhiều nét tương đồng. Những vấn đề nước Nga gặp phải khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường cũng tương tự như ở Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm của Nga trong việc hoạch định chính sách phát triển công nghiệp cũng rất bổ ích cho Việt Nam, cụ thể là:
- Tập trung phát triển những ngành Công nghiệp mũi nhọn quan trọng có tiềm năng trong nền kinh tế;
- Chính sách phải đặt mục tiêu cụ thể, khả thi và cần bố trí những nguồn tài trợ cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ phát triển theo từng giai đoạn;
- Chính sách công nghiệp cần được xây dựng và điều chỉnh linh hoạt theo những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các ngành Công nghiệp nói riêng;
- Liên tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong quản lý và phát triển công nghiệp;
- Tái cơ cấu ngành Công nghiệp, giảm tỷ lệ vốn nhà nước ở doanh nghiệp và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước;
- Chú trọng đổi mới công nghệ, phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao; công nghiệp đổi mới sáng tạo;
4. Kết luận
Trong thời điểm hiện tại, LB Nga đang trải qua thời kỳ khó khăn về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ cao do các biện pháp trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây áp dụng đối với Nga sau khủng hoảng Crimea. Nhưng với những nguồn lực to lớn về tài nguyên thiên nhiên, nền tảng khoa học vững chắc, đội ngũ đông đảo các nhà khoa học nhiều kinh nghiệm và hệ thống các cơ sở NC&PT rộng khắp thì những đường lối phát triển công nghiệp đúng đắn, đồng bộ và linh hoạt được cộng hưởng với các chính sách đổi mới sáng tạo hiệu quả sẽ kích hoạt những nội lực vững chắc đó của nền kinh tế của LB Nga và sẽ đưa công nghiệp LB Nga vượt qua các thách thức trước mắt để tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tiếp theo.
1. Các chính sách chung phát triển công nghiệp của LB Nga qua các thời kỳ
Từ sau năm 2000, công nghiệp Nga bắt đầu phục hồi và dần khôi phục tăng trưởng, các chính sách nhà nước trong thời gian này cũng chưa mang tính chiến lược cho thời hạn dài, mà chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách, cần thiết cho phát triển các ngành công nghiệp, với định hướng và mục tiêu cho ngắn hạn và trung hạn. Có thể nêu những giai đoạn chính sách công nghiệp như sau :
- Giai đoạn 2000 - 2003: Giai đoạn này chính sách định hướng ưu tiên xây dựng các thể chế kinh tế thị trường, cải cách cơ cấu công nghiệp, với tính chất là điều tiết nhẹ của Nhà nước, sử dụng công cụ tài chính như thuế, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ sản xuất, cơ chế tỷ giá, v.v. Biện pháp thực hiện là tác động trực tiếp đến đối tượng kinh doanh, doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp lớn) và kích hoạt tính năng động và tích cực của doanh nghiệp, tận dụng và duy trì công suất và năng lực sản xuất.
- Giai đoạn 2004 - 2008: Định hướng công nghiệp tới đa dạng hóa sản xuất, kích thích sự đổi mới sáng tạo, tăng các khoản thu ngân sách..
- Giai đoạn 2008-2009: Đặc trưng giai đoạn này là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến công nghiệp Nga. Chính sách công nghiệp khi đó nhằm vào ổn định sản xuất thông qua biện pháp tài chính (gói hỗ trợ các công ty lớn và quan trọng, trợ giúp sản xuất); tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
- Giai đoạn 2010-2011: Tìm kiếm các nguồn lực phát triển; xây dựng các chính sách đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ, nâng cấp cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng năng suất lao động.
Cũng trong giai đoạn này, Chính phủ Nga đã thực hiện “Chương trình công nghệ quốc gia giai đoạn 2007-2011” (Nghị định số 1761 ngày 29/1/2007). Mục đích của Chương trình là bảo đảm phát triển công nghệ của ngành Công nghiệp Nga trên cơ sở tạo ra và ứng dụng công nghệ mang tính đột phá, tiết kiệm nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao có tính cạnh tranh. Chương trình này được thực hiện theo giai đoạn:
- Giai đoạn I (2007-2009): Các dự án ngắn hạn trên cơ sở các dự án nghiên cứu và phát triển (NC&PT) trước đó.
- Giai đoạn II (2008-2011): Triển khai các dự án dài hạn.
Có thể nhận thấy chính sách công nghiệp thời kỳ này mang tính ngắn hạn, được xây dựng trên cơ sở điều kiện phát triển luôn thay đổi, định hướng ngắn hạn chính xác, các chính sách có tính chất tiếp nối cụ thể và đạt hiệu quả khá cao. Kết quả là nền công nghiệp Nga vượt qua được thời kỳ chuyển đổi khó khăn với thời gian nhanh.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, sự phân cấp trong quản lý nhà nước đối với công nghiệp được phân cấp rõ ràng: các Bộ, Ngành chủ quản chịu trách nhiệm với kế hoạch (hay chương trình) phát triển ngành mình sau khi được chính phủ thông qua.
Nhằm tạo ra động lực cho giai đoạn phát triển mới sâu rộng về chất lượng của ngành Công nghiệp, bảo đảm hàng hóa tiêu dùng, Chính phủ Nga đã thông qua “Chương trình quốc gia Liên bang Nga về phát triển công nghiệp và nâng cao tính cạnh tranh của ngành Công nghiệp” (Quyết định số 328 ngày 15/4/2014 của Chính phủ) cho giai đoạn đến năm 2020 [Государственная программа РФ, 2014], với nội dung chủ yếu là: Xây dựng cơ sở hạ tầng đổi mới sáng tạo cho sự phát triển của những ngành công nghiệp mới; Loại bỏ rào cản và tạo điều kiện bình đẳng để đưa ra thị trường các sản phẩm và dịch vụ đổi mới sáng tạo. Chính phủ Nga đặt ra những nhiệm vụ mà chương trình cần giải quyết là: Tăng tỷ trọng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách, giảm dần khối lượng tài trợ trực tiếp của chính phủ cho ngành Công nghiệp; Sử dụng công cụ hỗ trợ nhà nước để kích cầu; Đổi mới công nghệ các ngành công nghiệp; Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra các công nghệ và vật liệu mới; Bảo đảm điều kiện cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Nga tại thị trường nội địa và thế giới; Khuyến khích sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và xuất khẩu; khuyến khích cạnh tranh, bao gồm cả việc giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước trong vốn của các doanh nghiệp có vốn nhà nước; Điều tiết các chương trình phát triển công nghệ; hoàn thiện hệ thống quản lý công nghiệp; Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hóa quốc gia, các tiêu chuẩn quốc gia của Nga phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền công nghiệp LB Nga dựa vào tăng cường hoạt động đổi mới sáng tạo được thể hiện rõ trong một số chính sách sau của Chính phủ Nga:
- Sắc lệnh của Tổng thống số 899 ngày 07/07/2011: Đã xác định hướng ưu tiên phát triển KH&CN và kỹ thuật của LB Nga, đưa ra danh mục các lĩnh vực cần đặc biệt ưu tiên về KH&CN là: (1) an ninh và chống khủng bố; (2) công nghệ nano; (3) hệ thống thông tin - viễn thông; (4) khoa học phục vụ đời sống; (5) các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật chuyên dụng; (6) sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; (7) các hệ thống viễn thông và vũ trụ; (8) tiết kiệm năng lượng và năng lượng hạt nhân .
- Chiến lược phát triển đổi mới quốc gia và Chương trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, năm 2011: đây là những văn bản quan trọng điều tiết hoạt động đổi mới sáng tạo của Nga trong giai đoạn phát triển mới.
- Chiến lược phát triển đổi mới sáng tạo LB Nga đến năm 2020 [инновационная политика РФ]: được Thủ tướng Chính phủ Nga phê chuẩn (Quyết định số 2227 ngày 08/10/2011). Trong Chiến lược này đã đánh giá những yếu kém, thực trạng của hoạt động đổi mới sáng tạo, trong đó có KH&CN, đưa ra các nguyên tắc, phương hướng phát triển, mục tiêu và nhiệm vụ về phát triển đổi mới sáng tạo ở Nga. Mục tiêu của Chiến lược này là tới năm 2020 chuyển nền kinh tế Nga sang con đường phát triển đổi mới sáng tạo nhằm đạt được những tiêu chí chủ yếu sau:
- Tăng tỷ lệ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thực hiện đổi công nghệ tới 40-50% (năm 2009 mới chỉ đạt 9,4%);
- Tăng tỷ lệ hàng hóa và dịch vụ công nghệ cao thêm 5-10% trước 2020 trong 5-7 ngành (các ngành Năng lượng nguyên tử, Kỹ thuật Hàng không - Vũ trụ, Đóng tàu, v.v);
- Tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao trong khối lượng xuất khẩu đến 2% trước năm 2020 (năm 2008 chỉ số này là 0,25%)