Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay. Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”. Người gánh nước trả lời: “Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à?. Đó là vì ta luôn biết khuyếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…. Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”. Đọc câu chuyện và tự đặt mình vào góc nhìn của người gánh nước rồi rút ra bài học qua câu chuyện trên

1 câu trả lời

Dưới góc nhìn của người gánh nước thì mỗi con người đều có cho riêng bản thân mình một giá trị mà riêmg biệt. Chính vì vậy nên bản thân mỗi người không cần tự ti về khuyết điểm của mình mà hãy nhìn vào nhưung ưu điểm để cố gắng. Cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình cho chúng ta rất nhiều bài học sâu sắc. Đó là cần cảm thông và nâng đỡ, tạo điều kiện cho những người kém may mắn tự tin vào bản thân, giúp họ biến những hạn chế, khiếm khuyết thành điểm mạnh. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm