Hòa tan 4,44 g muối cacbonat của kim loại kiềm bằng dd H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí (đktc) . Công thức muối : A. Na2CO3 B. K2CO3. C. Li2CO3. D. Rb2CO3.

2 câu trả lời

Đặt KL kiềm là M

Ta có M là KL kiềm nên hóa trị I

$PTHH:M_2CO_3+2HCl\to 2MCl+H_2O+CO_2\uparrow\\ \Rightarrow n_{CO_2}=\dfrac{1,344}{22,4}=0,06(mol)\\ \Rightarrow n_{M_2CO_3}=n_{CO_2}=0,06(mol)\\ \Rightarrow M_{M_2CO_3}=\dfrac{4,44}{0,06}=74(g/mol)\\ \Rightarrow M_M=\dfrac{74-12-16.3}{2}=7(g/mol)$ Vậy M là liti (Li) và CTHH muối cacbonat là $Li_2CO_3$

Đap án C

Bạn tham khảo!

Đáp án:

 `bb C`

Giải thích các bước giải:

Vì đề cho muối cacbonat của kim loại kiềm nên có CTHH là $R_2CO_3$

Ta có PTHH tổng quát sau:

$R_2CO_3$ $+$ $H_2SO_4$ $\rightarrow$ $R_2SO_4$ $+$ $H_2O$ $+$ $CO_2↑$

Vậy khí thu được là $CO_2$

Đề) $\text{mR2CO3=4,44g}$ và $\text{V CO2=1,344 lít}$
Lý thuyết) $\text{mR2CO3=2M+60}$ và $\text{V CO2=22,4 lít}$

Ta thiết lập được tỉ lệ sau:

$\dfrac{4,44}{2M+60}$=$\dfrac{1,344}{22,4}$

⇔$\text{4,44.22,4=1,344(2M+60)}$

⇔$\text{99,456=2,688M+80,64}$

⇔$\text{2,688M=18,816}$

⇔$\text{M=7}$

Vậy với $M=7$ thì lúc này $R$ là Liti $Li$ và muối là $Li_2CO_3$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm