hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả như thế nào trong bài thơ

2 câu trả lời

Cảm nhận về hình tượng độc đáo: những chiếc xe không kính

Ngay từ nhan đề bài thơ, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh độc đáo: những chiếc xe vận tải không kính vẫn ngày đêm băng ra chiến trường. Những chiêc xe thực đến trần trụi cứ hổng hông hốc như hai hốc mắt con quái vật trông ngộ nghĩnh và lạ lẫm. Bản thân những chiếc xe đã hiện diện nét ngang tàng, dũng mành. bất. cần trước bom rởi đạn lạc, trước thòi tiết khắc nghiệt ngày đêm vẫn lao ra trận tuyến. Như một phát hiện thú vị, nhà thơ đã khai thác cái chất liệu hết sức thô phác, đời thường đến bất ihưòng ấy vào thơ:

Không có kính không phải vi xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.

Những chiếc xe sinh ra vốn rất đầy đủ, hoàn hảo nhưng do tính chất khốc liệt của chiến tranh bom giật bom rung đã phá hủy, làm cho những chiếc xe bị biến dạng không còn nguyên vẹn nữa:

Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước.

Một loạt các điệp ngữ không có (tã phủ định một hiện thực vô cùng khó khãn, nguy hiểm của người chiến sĩ lái xe, khi điều khiển một phương tiện nặng nể vối tốc độ cao trên tuyến đường dốc clèo hiểm trỏ, bom rơi đạn lạc hàng ngày mà phương tiện lại không đảm bảo an toàn. Những thứ vô cùng quan trọng như kính bảo hiểm, đèn chiếu sáng, mui xe bảo vệ… thì đều không có. Dó là điều bất bình thường nhưng với chiến tranh thì lại là điều bình thường, nên nó vẫn hoạt động như những chiếc xe hoàn hảo, vẫn băng bàng ra phía trước vì nhiệm vụ trọng đại của đất nưốc. Cái bất thường đã trỗ ttmnh cái phi thường, một biểu tượng độc (táo của thơ chòng Mĩ, vừa nói lên cái ác liệt, dữ dội của chiến tranh, vừa thể hiện được phẩm chất anh hùng, vĩ đại của ngưòi chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sờn. Hình tượng được đẩy lên mức cao hơn góp phần khắc họa chân đung, tư thế một dân tộc anh ...

Hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả vô cùng chân thực và sinh động trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" và trở thành một biểu tượng nghệ thuật. Đầu tiên, những chiếc xe zíp không kính được những người lính chống Mỹ sử dụng là phương tiện chính trên những cung đường Trường Sơn bị dội bom ác liệt. Bài thơ mở đầu bằng những dòng thơ đậm chất vui tươi, hồn nhiên "Không có kính không phải vì xe không có kính/Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Hình ảnh "bom giật bom rung" cho thấy sự ác liệt của chiến tranh để lại lên những chiếc xe đó là những tấm kính rụng và rơi hết. Thế nhưng, trong những chiếc xe không kính ấy, người lính lại chẳng hề thấy vất vả và khó khăn. Mà chiếc xe không kính lại tạo điều kiện để những người lính trẻ có thể hòa mình với thiên nhiên bên ngoài. "Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng/Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim/Thấy sao trời và đột ngột cánh chim/Như sa như ùa vào buồng lái" đều là những câu thơ thể hiện được hành trình và câu chuyện lái xe trên những con đường của những người lính. Chính tinh thần lạc quan và tươi trẻ của những người lính đã giúp cho họ nhìn nhận những chiếc xe không kính chính là điều kiện tốt để họ có thể vui đùa với nhau "Không có kính ừ thì có bụi..../ Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi". Vì không có tấm kính mà người lính phải chịu đựng những hoàn cảnh khắc nghiệt như: gió, bụi, mưa. Thế nhưng, họ nhìn nhận những chiếc xe không kính chính là thứ đem lại niềm vui cho họ trong chính những khó khăn ấy. Thứ ba, những chiếc xe không kính còn là điều kiện để những người lính thắt chặt tình anh em khăng khít. Qua những tấm kính đã vỡ, những người lính từ những đơn vị khác nhau có thể thoải mái bắt tay nhau, họ khăng khít gắn bó làm nên tình đồng chí keo sơn, thắm thiết. Cuối cùng, những chiếc xe không kính vẫn hiện lên như một biểu tượng của lòng yêu nước của những người lính. Họ khẳng định dù cho xe không kính, không đèn và có thể còn thiếu nhiều linh kiện khác nữa thì chỉ cần họ vẫn còn sống thì xe vẫn chạy vì miền Nam ruột thịt còn chưa được giải phóng. Tóm lại, những chiếc xe không kính chính là hình ảnh biểu tương của thế hệ trẻ VN thời chống Mỹ cứu nước.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

2 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước