HH A gồm CuO và 1 oxit của kim loại hóa trị II ( không đổi ) có tỉ lệ mol 1 : 2. Cho khí H2 dư đi qua 2,4g hh A nung nóng thu được hỗn hợp rắn B. Để hòa tan hết B cần dùng đúng 80ml dd HNO3 1,25M và thu được khí NO duy nhất Xác định CTHH oxit KL biết PỨ xảy ra hoàn toàn
2 câu trả lời
* Giả sử oxit ko bị khử
Gọi x là mol CuO, 2x là mol RO
=> 80x+ 2(R+16)x= 2,4 (#)
=> B gồm x mol Cu, 2x mol RO
nHNO3= 0,08.1,25= 0,1 mol
3Cu+ 8HNO3 -> 3Cu(NO3)2+ 2NO+ 4H2O
RO+ 2HNO3 -> R(NO3)2+ H2O
=> nHNO3 pu= 8x/3 + 4x= 0,1
<=> x= 0,015
Thay x vào (#), ta có:
1,2+ 0,03R+ 0,48= 2,4
<=> R= 24 (Mg) => TM
* Giả sử oxit RO bị khử (khác FeO)
Gọi x là mol CuO; 2x là mol RO
=> 80x+ (R+16)2x= 2,4
<=> 112x+ 2Rx= 2,4 (*)
Spu khử thu đc x mol Cu; 2x mol R
nHNO3= 0,1 mol
3Cu+ 8HNO3 -> 3Cu(NO3)2+ 2NO+ 4H2O
3R+ 8HNO3 -> 3R(NO3)2+ 2NO+ 4H2O
=> nHNO3 pu= 8x/3 + 16x/3= 0,1
<=> x= 0,0125
Thay vào (*), ta có:
1,4+ 0,025R= 2,4
<=> R= 40 (Ca) => Loại vì CaO ko thể khử
Vậy oxit là MgO
Đáp án: MgO
Giải thích các bước giải:
Đặt CTTQ của oxit kim loại hóa trị II là RO.
Vì CuO và RO có tỉ lệ mol 1 : 2 nên nếu ta đặt a là số mol của CuO ⇒ 2a là số mol của RO trong 2,4g hỗn hợp A.
Vì H2 chỉ khử được những oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, nên xảy ra 2 khả năng:
- R là kim loại đứng sau Al
PTHH xảy ra:
CuO + H2 → Cu + H2O
( mol ) a ---> a
RO + H2 → R + H2O
( mol ) 2a ---> 2a
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO (↑)
( mol ) a --> $\frac{8a}{3}$
3R + 8HNO3 → 3R(NO3)2 + 4H2O + 2NO (↑)
( mol ) 2a ---> $\frac{16a}{3}$
Ta có hpt: $\frac{8a}{3}+$ $\frac{16a}{3}=0,08*1,25=0,1$
và 80a + 2a( MR + 16) = 2,4
Giải ra được a = 0,0125 và MR= 40 ( Ca )
Loại do trái với giả thiết R đứng sau Al
⇒ R phải là kim loại đứng trước Al
PTHH:
CuO + H2 → Cu + H2O
( mol ) a ---> a
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO (↑)
( mol ) a --> $\frac{8a}{3}$
RO + 2HNO3 → R(NO3)2 + + H2O
( mol ) 2a ---> 4a
Ta có hpt:
$\frac{8a}{3}+4a=0,1$ và 80a + 2a( MR + 16) = 2,4
Giải ra được a = 0,015 và MR = 24 ( Mg - thỏa mãn với gt )
CTHH oxit MgO