1 câu trả lời
$@dieulinh2k7$~
Tìm hiểu chung và khổ 1,2,3,4 mình lấy ảnh nha tại ko đc quá 5 ảnh ạ
Khổ 5. Hồi tưởng của cháu khi đã trưởng thành về những năm tháng đất nước có chiến tranh.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
- Câu 1: Hành động nhóm bếp của bà (điệp từ “rồi”).
Suốt những năm tháng ấu thơ sống bên bà, người cháu đã quen thuộc với một hành động thường ngày của bà: nhóm bếp lửa. Điệp từ “rồi” kết hợp với những từ chỉ thời gian “sớm”, “chiều” đã gợi lên hành động lặp đi lặp lại như một quy luật, bất chấp sự biến động của thời gian, hoàn cảnh. Người đọc cảm nhận được trong hành động bình thản ấy là tinh thần bền bỉ, vững vàng, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách của bà.
- Câu 2,3: Hình ảnh ngọn lửa.
Từ “bếp lửa” thân quen, bình dị, mỗi sớm mỗi chiều bà nhen, nhà thơ đã khái quát thành một hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa đặc trưng sâu sắc: ngọn lửa.
+ Trước hết, hình ảnh “ngọn lửa” là biểu tượng cho tình yêu thương sâu sắc mà bà dành cho cháu, là biểu tượng cho niềm tin mãnh liệt của bà vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, cháu sẽ có tương lai tươi sáng.
+ Đó còn là ngọn lửa của tình yêu thương, của khát vọng, ước mơ và niềm tin mà bà đã khơi dậy, thắp lên trong lòng cháu. “Ngọn lửa” ấy mãi mãi tỏa sáng, nâng bước cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời.
+ Đặc biệt, hình ảnh ngọn lửa còn là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, bất diệt của cả dân tộc, bất chấp mọi khó khăn, thử thách.
+ Vì sao hình ảnh ngọn lửa mang những ý nghĩa biểu tượng đó.: Hình ảnh ngọn lửa vốn rất quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam nhưng khi đi vào thơ Bằng Việt lại mang những ý nghĩa biểu tượng sâu sắc bởi nó không chỉ là “ngọn lửa” thực được bà nhóm lên bằng chất đốt để nuôi dưỡng cháu mà còn là ngọn lửa của tình yêu thương, sức sống và niềm tin mãnh liệt. Với những ý nghĩa thiêng liêng ấy, bà đã trở thành hình ảnh biểu tượng của thế hệ đi trước – những người nhóm lửa, giữ lửa và truyền ngọn lửa cho các thế hệ mai sau.
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” đã nhấn mạnh, khắc sâu những ý nghĩa sâu sắc, đẹp đẽ của hình ảnh “ngọn lửa” trong lòng người cháu.
Khổ 6. Suy ngẫm của cháu khi đã trưởng thành về hình ảnh bà và bếp lửa.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
* Suy ngẫm về bà:
- Đoạn thơ mở đầu bằng từ láy “lận đận” đảo lên trước đã nhấn mạnh bao nỗi gian truân, khó nhọc trong suốt cuộc đời bà.
- Hình ảnh “nắng mưa”: Hình ảnh “nắng mưa” không chỉ nói về hiện tượng thiên nhiên mà còn là ẩn dụ tượng trưng cho những nỗi vất vả mà bà đã trải qua, đồng thời khắc sâu hơn tình yêu thương, nỗi xót xa của người cháu mỗi khi nhớ về bà.
- Điệp ngữ “bếp lửa ấp iu nồng đượm”: Nhớ thương bà, người cháu luôn nhớ thói quen dậy sớm trong suốt mấy chục năm ròng nhóm bếp lửa để chăm sóc gia đình của bà. Người cháu không bao giờ quên hình ảnh “bếp lửa ấp iu nồng đượm” bởi hình ảnh bếp lửa rực hồng ấm áp ấy luôn khiến cháu nhớ đến bàn tay bà ấp ủ, yêu thương. Hình ảnh thơ được lặp lại tiếp tục khẳng định sức sống bất diệt của bếp lửa, của tình yêu thương mà bà dành cho cháu.
* Suy nghĩ về bếp lửa:
- Từ “nhóm”:
+ Trong câu thơ “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”, từ “nhóm” là động từ, mang nghĩa gốc, thể hiện hành động làm cho lửa bén, cháy lên và đây là bếp lửa hoàn toàn có thật, có thể cảm nhận bằng mắt thường xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông để luộc khoai, luộc sắn, thổi xôi – một bếp lửa bình dị ở mọi gian bếp, làng quê Việt Nam.
+ Từ “nhóm” trong ba câu thơ còn lại mang nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ có nghĩa là khơi dậy, thắp lên.
. Từ hành động nhóm bếp lửa của bà, nhà thơ nhận ra nhiều điều sâu sắc hơn: niềm yêu thương, những điều tốt đẹp có giá trị trong cuộc đời. Bà đã khơi dậy, thắp lên trong cháu tình yêu thương ruột thịt, sự đoàn kết sẻ chia với hàng xóm láng giềng – những tình cảm truyền thống mộc mạc từ ngàn đời của dân tộc.
. Bà đã bồi dưỡng cho cháu lối sống ân tình, thủy chung với quê hương, đất nước.
. Không những thế, bà còn thắp lên trong cháu biết bao ước mơ, khát vọng để cháu dần khôn lớn, trưởng thành, tâm hồn rộng mở với những hoài bão cao đẹp.
+ Điệp ngữ “nhóm”: Điệp ngữ “nhóm” đã thể hiện cuộc sống bình dị của bà được nhìn nhận một cách thiêng liêng và cao cả đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa công việc và ca ngợi vẻ đẹp của bà: không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa.
* Cảm xúc của tác giả (câu cuối)
- Trong niềm xúc động trào dâng, người cháu thốt lên: “ÔI kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!”. Câu cảm thán kết hợp với đảo ngữ đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người cháu như một sự khám phá kỳ diệu giữa cuộc đời bình dị đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa kì lạ và thiêng liêng của bếp lửa.
- Bếp lửa “kì lạ”: Hình ảnh bếp lửa vốn bình dị, quen thuộc trong gia đình bỗng trở nên “kì lạ” bởi nó không chỉ được nhóm lên bằng vật liệu bên ngoài mà còn được nhóm lên bởi ngọn lửa trong chính lòng bà – ngọn lửa của sức sống, niềm tin và tình yêu thương mãnh liệt. Bếp lửa ấy còn “kỳ lạ” bởi nó có sức tỏa sáng đặc biệt, khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong lòng con người.
- Bếp lửa “thiêng liêng”: Chính vì vậy, nhà thơ cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của bếp lửa. Bếp lửa không chỉ biểu tượng cho tình bà cháu thắm thiết mà còn biểu tượng cho sức sống, niềm tin bất diệt cho cả dân tộc. Với những ý nghĩa thiêng liêng ấy, bà đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho thế hệ đi trước – những người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho các thế hệ mai sau.
-> Tất cả những suy ngẫm sâu sắc ấy của tác giả đều bắt nguồn từ tình yêu thương, lòng biết ơn đối với bà. Nhờ yêu bà, hiểu bà mà nhà thơ thêm hiểu, thêm yêu nhân dân, đất nước mình, cảm nhận sâu sắc hơn sức sống mạnh mẽ của cả dân tộc. Và đó chính là khởi nguồn của tình yêu quê hương, đất nước.
Khổ 7:Nỗi nhớ thương của cháu với bà.
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà. Niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
- 4 câu thơ cuối bài đã thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa cháu nay đã đi xa.
- Biện pháp nghệ thuật liệt kê kết hợp với điệp ngữ “trăm” đã diễn tả hoàn cảnh sống rất đầy đủ, phong phú cả về vật chất lẫn tinh thần của người cháu, hoàn toàn khác xa với cuộc sống cơ cực của hai bà cháu năm xưa.
- Biện pháp hoán dụ “trăm trâu, trăm nhà, trăm ngả” gợi ra bao nhiêu sự thay đổi, niềm hạnh phúc mà cháu được hưởng nơi phương xa.
- Câu thơ 10 tiếng với dấu chấm ngắt nhịp ở giữa thể hiện sự ngăn cách về thời gian, về không gian. Cháu xa nhà ra nước ngoài để học tập. Điệp ngữ “có” cho thấy cuộc đời mới thật vui, thật đẹp.
- Nhưng dù không gian, thời gian có xa cách, cuộc đời có đổi thay, cháu đã có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả nhưng cháu vẫn không nguôi nhớ về bà, nhớ về bếp lửa.
- Câu hỏi tu từ “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: Cháu không quên được ánh sáng hơi ấm từ bếp lửa của bà nơi quê hương, không thể quên hình ảnh tảo tần và tấm lòng yêu thương ấm áp của bà.
-> Hình ảnh bếp lửa giản dị, bình thường là một kỉ niệm ấm lòng của người cháu nơi xa, nó biến thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên chặng đường dài. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm yêu, thêm hiểu dân tộc mình