Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày sự quan tâm của anh/chị về một hiện tượng do biến đổi khí hậu gây ra ở nước ta

2 câu trả lời

Một trong những hệ lụy của biến đổi khí hậu ở Việt Nam đó là hiện tượng gia tăng đáng kể các hiện tượng thời tiết cực đoan. Thời tiết cực đoan như: mưa đá, lũ ống, lũ quét, vòi rồng, lốc xoáy, sạt lở đất, nóng lạnh bất thường... đều là những biểu hiện của biến đổi khí hậu và đang để lại nhiều hậu quả cho kinh tế, đời sống nhân dân. Đầu tiên, hiện tượng thời tiết cực đoan được biểu hiện bằng việc nhiệt độ trung bình hàng năm của nước ta tăng từ 0,5 độ C đến 0,7 độ C mỗi năm. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu và quy luật thời tiết của đất nước. Mùa đông dần trở nên ngắn hơn và ít lạnh hơn, trong khi mùa hè thì kéo dài hơn so với những năm trước đây. Chẳng những thế, hiện tượng thời tiết cực đoan còn được biểu hiện bằng hiện tượng mưa đá xối xả ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Mưa đá làm thiệt hại nghiêm trọng về của cải và con người. Những hiện tượng thời tiết cực đoan khác như: nắng nóng kéo dài trên 40 độ C vào những tháng mùa hè hơn bình thường, bão lũ kéo dài liên tiếp, hay có những đợt rét khó dự đoán đột ngột giữa năm. Tất cả những hiện tượng ấy đều đem đến hậu quả cho đời sống của con người, gây rối loạn quy luật thời tiết, làm cho những hiện tượng thiên nhiên khó dự đoán và ứng phó hơn so với ngày trước. Biến đổi khí hậu chính là vấn đề thách thức của nhân loại toàn cầu và mỗi người dân đều cần ý thức được trách nhiệm và bổn phận của mình trong việc chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu này. 

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi có tính hệ thống (liên tục tăng hoặc liên tục giảm) các yếu tố khí hậu  (Nhiệt độ, lượng mưa, áp suất hay gió,...) so với trung bình của khí hậu đã duy trì trong vài thập niên hoặc dài hơn. Sự biểu hiện của BĐKH thách thức loài người trong thế kỷ 21 là sự nóng lên toàn cầu cùng với sự gia tăng mực nước biển. Trong vòng 100 năm qua (1906-2005) nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74oC, trong đó tốc độ tăng trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó và chỉ trong vòng 10 năm từ 2001 đến 2010, nhiệt độ đã tăng hơn 0,5oC. Sự tăng lên của nhiệt độ trung bình mặt đất toàn cầu làm cho băng tan ở các vùng cực, trên đỉnh núi cao cùng với sự giãn nở nước ở các đại dương làm cho mực nước trung bình ở các đại dương tăng cao. Trong giai đoạn 1961-2003 (khoảng 40 năm) mực nước biển tăng với tốc độ trung bình 1,8mm/năm, nhưng trong vòng 10 năm gần đây (1993-2003) mực nước biển tăng lên với tốc độ trung bình 3,1mm/năm, cao hơn gần gấp đôi so với trước đó.

Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: BĐKH sẽ gây ra một số hệ quả tiêu cực trên thế giới như: Hành lang san hô "Great Barrier Reef" di sản thiên nhiên thế giới tại Australia sẽ bị tan rã; Rừng nhiệt đới Amazon có nguy cơ biến thành sa mạc; Sa mạc Sahara sẽ biến thành rừng; Sẽ xuất hiện nhiều cơn bão mạnh hơn bão Katrina; Thủ đô London của Anh sẽ bị chìm dưới mực nước biển vào năm 2100; Số lượng cá thể của một số loài động vật suy giảm (cá, sinh vật phù du, các loài vi khuẩn), sự co cụm của một số loài động vật (các đàn cừu trên một hòn đảo ở Scotland); Nhiều hòn đảo ở Indonesia (2.000 đảo, thực tế 24 đảo trong số 17.500 đã biến mất) và quần đảo Maldives (thấp và bằng phẳng nhất thế giới đang ngày càng bị thu hẹp) sẽ bị nhấn chìm trong đại dương,…(lược trích trong Những thông tin cập nhật về BĐKH dùng cho các đối tượng cộng đồng-Nhà xuất bản tài nguyên-môi trường và bản đồ Việt Nam).

Hiện tượng El Nino: Theo chu kỳ từ 2 đến 7 năm, một dòng nước ấm bất thường, với nhiệt độ đôi khi cao hơn 2-3oC so với bình thường, hình thành ở vùng biển nhiệt đới phía đông Thái Bình Dương sẽ tạo ra một hiện tượng biến đổi khí hậu ngắn hạn tự nhiên gọi là hiện tượng El Nino. Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường nước ở khu vực mà nó đi qua mà còn thúc đẩy các hiệu ứng thời tiết khắc nghiệt trên khắp thế giới.

* Nguyên nhân gây ra BĐKH: BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên như: thời kỳ băng hà, thời kỳ ấm áp, tuy nhiên nếu là do tự nhiên thì các thời kỳ này phải kéo dài hàng trăm nghìn năm do đó không được xem là nguyên nhân của BĐKH trong giai đoạn hiện nay. BĐKH giai đoạn hiện nay là do hoạt động của con người (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông,...) làm gia tăng khí nhà kính (CO2, CH4, N2O,....). Khí nhà kính (KNK) có khả năng giữ nhiệt cao, làm nhiệt độ bề mặt trái đất tăng dần lên dẫn đến sự tan dần của những khối băng vĩnh cửu ở Bắc cực, Nam cực, trên các đỉnh núi cao làm cho mực nước biển dâng cao.

 Là một quốc gia nằm trên bán đảo của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, với hơn 75% dân số sống dọc theo một bờ biển dài hơn 3.200 km và tại 02 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, Việt Nam thuộc vào loại các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH toàn cầu và mực nước biển dâng. Các nhà khoa học trên thế giới và trong nước khẳng định rằng Việt Nam là 1 trong 5 nước (Việt Nam, Ai Cập, Suriname, Bahamas, Bangladesh) bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm