hãy so sánh điểm khác nhau trong mối quan hệ giữa hai nước nga Việt ở lịch sử - hiện nay

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

55 năm trước, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước sau này.

Lịch sử cho thấy mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây, và với Liên bang Nga ngày nay luôn nồng ấm, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời gian và sự biến động của lịch sử.

Ngay từ những ngày đầu lập nước, việc phát triển quan hệ với Liên Xô luôn là một trọng tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 10/3/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết quốc thư, cử ông Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô. Và tháng 7/1955, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ sang thăm Liên Xô nhằm củng cố tình đoàn kết hữu nghị, tăng cường mối quan hệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước.

Nhân dân Liên Xô cũng luôn dành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm nồng thắm và sự giúp đỡ hào hiệp. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Vôrôsilốp (tháng 5/1957), nhưng hình ảnh vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước Xô Viết vẫn hết sức gần gũi, thân thiết với đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội, như vừa mới diễn ra ngày hôm qua.

Trong những năm tháng cam go nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ chí tình của nhân dân Liên Xô. Không chỉ giúp đỡ về tiền bạc, hiện vật, các chuyên gia Liên Xô còn sang tận nơi giúp Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhiều công trình do Liên Xô giúp xây dựng đã gắn bó với bao thế hệ người dân Việt Nam, đến nay vẫn phát huy hiệu quả tích cực (như trường Đại học Bách Khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Xô). Hàng chục ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô đã trở thành những cán bộ chủ chốt, những chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực.

Quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng sớm được quan tâm thúc đẩy, khởi đầu bằng việc ký Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại Việt-Xô ngày 18/6/1955. Chỉ 5 năm sau đó, kim ngạch buôn bán hai chiều đã tăng lên gấp 13 lần (năm 1955 chỉ đạt 5 tỷ rúp). Và thời kỳ 1976-1980, khối lượng trao đổi hàng hóa giữa hai nước bằng 20 năm trước cộng lại. Những năm cuối thập kỷ 1980, Liên Xô thường chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu và 60% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Tình cảm đoàn kết, gắn bó và quan hệ hợp tác tốt đẹp về nhiều mặt Việt-Xô đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt-Nga sau này tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12/1991), quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi giữa Việt Nam và Liên bang Nga tiếp tục được coi trọng và phát triển. Quan hệ hai nước dần phục hồi và ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Việc ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga ngày 16/6/1994, nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước. Tiếp đó, các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai bên diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tới Liên bang Nga tháng 8/1998 đã tạo bước đột phá mới trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Lần đầu tiên, Tổng thống Nga Boris Yeltsin khẳng định Nga coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở Đông Nam Á. Và khuôn khổ quan hệ Việt-Nga trong thế kỷ XXI đã được chính thức hóa bằng việc ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược nhân dịp Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Việt Nam (28/2 đến 2/3/2001). Việt Nam và Liên bang Nga đã ký hơn 30 văn kiện cấp Nhà nước và Chính phủ, một cơ sở pháp lý đồ sộ cho sự phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước trong giai đoạn mới.

Cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở LB Nga, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển. Đặc biệt từ năm 1994, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam-Liên bang Nga đạt khoảng 500 triệu USD, năm 2002 đạt 700 triệu USD, năm 2003 đạt 651,3 triệu USD và năm 2004 xấp xỉ 700 triệu USD. Hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch hai chiều lên 1 tỷ USD trong những năm tới.

Tính đến tháng 4/2004, không kể liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Nga có 46 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn 251 triệu USD, đứng thứ 21 trong tổng số 64 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng công nghiệp dầu khí đã chiếm hơn 24% tổng vốn đầu tư của Nga vào Việt Nam. Liên doanh Vietsovpetro thành lập năm 1981 đến nay vẫn tiếp tục là biểu tượng của sự hợp tác Việt-Nga, là trụ cột của ngành thăm dò và thai thác dầu khí của Việt Nam. Đứng sau lĩnh vực dầu khí là sự hợp tác về các ngành xây dựng và thủy sản.

Ngoài ra, Nga còn tham gia thiết kế, cung cấp, hỗ trợ cho nhiều công trình năng lượng ở Việt Nam. Điển hình là Nhà máy thủy điện Hòa Bình; nhà máy thủy điện Yaly công suất 720 MW (khánh thành váo tháng 4/2002); nhà máy thủy điện Sêsan-3... Nga cũng thành lập các xí nghiệp liên doanh trồng, chế biến, đóng gói, tiêu thụ chè cũng như cung cấp sang Nga khoảng 5.000 tấn chè mỗi năm. Tại Việt Nam hiện có gần 30 xí nghiệp liên doanh Nga-Việt, với tổng đầu tư gần 120 triệu USD hoạt động trong các ngành sản xuất cao su, khai thác và chế biến hải sản, vận chuyển hàng hóa.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có 11 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn 33 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng. Hai bên tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy xúc tiến buôn bán, hoàn thiện cơ chế tín dụng, thanh toán nhằm mở rộng hợp tác Việt-Nga.

Ngoài ra, hai bên cũng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực: kỹ thuật quân sự, văn hóa, giáo dục, khoa học, thể dục thể thao. Mỗi năm, hàng trăm sinh viên Việt Nam tiếp tục sang Nga học tập. Và rất nhiều hoạt động giao lưu, trao đổi, hợp tác văn hóa giữa hai nước được tổ chức thường xuyên đã góp phần củng cố, tăng cường hơn nữa sự gắn bó giữa hai dân tộc Việt-Nga.

Quan hệ Việt-Nga được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tình hữu nghị gắn bó giữa hai dân tộc và đã được kiểm chứng bởi thời gian. Tiếp tục củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, sự hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên bang Nga trên tinh thần đối tác chiến lược, không chỉ vì lợi ích của nhân dân hai nước mà còn góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong chuyến thăm Nga tháng 10/2002 đã khẳng định rằng: "Từ lâu, nhân dân hai nước chúng ta đã gắn bó chặt chẽ với nhau bởi mối tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp về nhiều mặt. Mối quan hệ thắm thiết đó được thử thách qua nhiều thập kỷ, trở thành tài sản quí báu và là nhân tố vô cùng quan trọng để tiếp tục đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới"./.

Giống : 

+ Đều là nước đang phát triển về nền kinh tế rất mạnh 

Khác nhau : 

- Mối quan hệ ở nước Nga có nhiều liên hệ vs các nước hơn 

- Còn Việt Nam có mối quan hệ tuy nhiều nhưng không bằng Nga 

Bạn cho mk ctlhn nha ***

Câu hỏi trong lớp Xem thêm