Hãy phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong đoạn trích Hạnh Phúc của một tang gia(trích số đỏ) của Vũ Trọng Phụng

2 câu trả lời

Đáp án

a. Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiện thực tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Tác phẩm của ông đã lên án gay gắt xã hội lố lăng, ô trọc thời bấy giờ. Ông từng khẳng định nguyên tắc sáng tác của mình: “ Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”.

- Số đỏ (1936) được xem là tiểu thuyết thành công nhất của Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm là bức tranh biếm họa đặc sắc về bộ mặt giả dối của tầng lớp thượng lưu trong cuộc chay đua Âu hóa nhố nhăng. Một trong những chương truyện tiêu biểu là Hạnh phúc một tang gia, nằm ở chương XV của tác phẩm. Đây là một chương đặc sắc, thể hiện ngòi bút trào phúng độc đáo của Vũ Trọng Phụng.

- Mâu thuẫn trào phúng được thể hiện trước hết ở nhan đề chứa đựng nghịch lí: Hạnh phúc của một tang gia.

+ Hạnh phúc là trạng thái thỏa mãn, sung sướng của con người khi được đáp ứng một nhu cầu nào đó về

tinh thần hoặc vật chất.

+ Tang gia là gia đình có tang, có người thân mất đi, thường gợi lên sự buồn đau, thương tiếc, xót xa.Tang gia mà lại hạnh phúc. Đó là tang gia song không ai nghĩ đến người chết và việc báo hiếu. Mỗi người đều có mối quan tâm riêng nhưng đều hướng đến hai chữ danh lợi thu được từ cái chết ấy. Đó là tang gia song không ai đau buồn, thương tiếc. Nêu có đau buồn, thương tiếc cũng chỉ là cái mặt nạ, là màn kịch được dựng lên để che đậy những nhu cầu, mưu đò, toan tính. Ẩn sau lớp mặt nạ là niềm vui thực sự của cả người thân trong gia đình và những người ngoài gia đình. Niềm vui ấy khiến đam tang có xu hướng trở thành đám hội tưng bừng, náo nhiệt. Vì sao tồn tại sự thực quái gở này? Bởi vì người mất đi là cụ cố Tổ – chủ một gia tài kếch xù. Cụ để lại di chúc sẽ chia gia tài cho các con cháu khi cụ qua đời, vì thế cụ còn sống ngày nào là đám con cháu khát bạc còn phải mòn mỏi vì phải chờ đơi ngày ấy. Cụ chết đi, cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành của nó, mang lại hạnh phúc cho đám con cháu. Qua đó Vũ Trọng Phụng vạch trần bộ mặt giả dối, tham lam của những kẻ giàu có trong xã hội thượng lưu.

- Trong nghệ thuật biếm họa , chỉ với đôi ba nét, người họa sĩ tóm được thần thái của đối tượng trào phúng, lột tả được mâu thuẫn, phơi bày được bản chất của con người xấu xa để tạo tiếng cười đầy chất trí tuệ, góp sức công phá lớn. 

+ Đó là cụ cố Hồng – con trai cả của người chết. Với vị trí này trách nhiệm của ông là lo cho ma chay của cha mình cho chu tất nhưng những hành động cụ thể của ông lại hoàn toàn trái ngược. Ông nằm dài, hút thuốc phiện và mơ màng theo khói thuốc. Ông nghĩ đến việc cưới chạy cho cô con gái Tuyết nhưng lại đùn đẩy việc cưới xin cho vợ. Cái danh mà ông mơ ước và tô vẽ là gia thế của một gia đình nề nếp, gia phong, danh gia vọng tộc. Vì thế ông đã tỏ ra già cả dù chưa đến 60 đề được gọi là “cụ cố”. Ông sẵn sàng mùa hè mặc áo bông, trả nhầm tiền xe đển chứng minh mình lẩm cẩm; luôn gắt gỏng để chứng tỏ mình già cả, ốm yếu.

+ Đám ma được tổ chức linh đình, to tát:

++ Theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú – dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa ® như một mớ hổ lốn, một dàn nhạc phức hợp nhiều bè, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

++ Người đi đưa đông đảo, thuộc đủ mọi tầng lớp: từ già đến trẻ, từ cảnh sát đến sư sãi, từ những vị chức sắc đến phường lưu manh… Mỗi người diễn một vai khác nhau nhưng tất cả chỉ là những con rối kệch cỡm, những tên hề không hơn không kém.

+ Cảnh đưa ma được miêu tả bằng một câu văn ngắn được nhắc lại hai lần: “ Đám cứ đi” cho thấy tốc độ đi chậm chạp, dềnh dàng của đám ma mà mục đích không phải thể hiện sự quyến luyến, thương tiếc người chết mà là để trưng ra cả phố sự giàu có đến thừa thãi của gia đình mình. Thiên hạ tha hồ ngắm thật kĩ cái giả dối, vô nhân đạo của đám người ấy. “ Đám cứ đi” nghĩa là sự vô liêm sỉ không khép lại mà kéo dài tưởng như vô tận, nó kéo theo cái xác chết đến tận miệng huyệt.

+ Cảnh hạ huyệt: được xây dựng như một màn đại hài kịch. Trong đó, cậu Tú Tân là nhà đạo diễn đại tài và ông Phán mọc sừng là diễn viên đại tài nhất với tiếng khóc giả tạo: “ Hứ! Hứ! Hứ!” Khóc mà như đang nấc lên vì sung sướng.

-> Đám tang thừa nghi lễ, thiếu tình người.

- Điệp khúc “Đám cứ đi” :

+ “Đám”: nhìn xa là đám tang nhưng lại gần thì lại là đám rước, đám hội.

+ “Cứ đi”: thản nhiên phơi bày sự vô đạo đức giữa thanh thiên bạch nhật, không che giấu, không bận tâm, mặc kệ dư luận.

-> Dụng ý tác giả: Đám đông vô tình, vô nghĩa đang dần đi đến sự kết thúc, không thể để tồn tại những loại người này trong xã hội, làm vấy bẩn xã hội -> Một lần nữa vạch trần bộ mặt xã hội thượng lưu thành thị.

* Cảnh hạ huyệt: Được đặc tả bằng hai chi tiết:

+ Tạo dáng chụp ảnh: người thân, người bạn cậu Tú Tân đang diễn trên sân khấu đám tang.

+ Đóng kịch khóc thương và kịp thời tiến hành một cuộc hợp tác trao đổi mua bán  -> Ông Phán mọc sừng là diễn viên đại tài.

- Đánh giá cảnh đám tang gương mẫu là bức tranh thể hiện sự suy thoái đạo đức của một gia đình và cả xã hội thượng lưu lúc bấy giờ.

- Qua đó, ta thấy được sự phê phán của tác giả đối với tầng lớp thượng lưu thành thị của xã hội đương thời.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm