Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm tập truyện” Vang Bóng Một Thời “ và truyện ngắn” Chữ Người Tử Tù “

2 câu trả lời

Vang bóng một thời là một tập truyện ngắn và tùy bút của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm được nhà xuất bản Tân Dân xuất bản lần đầu tiên năm 1940.

Tác phẩm ban đầu được đăng trong mục "Vang và bóng một thời" trên tạp chí Tao Đàn vào năm 1939, sau đó nhà xuất bản Tân Dân in thành sách năm 1940. Tác phẩm được tái bản vào các năm 1943, 1945, 1951, 1962. Tính đến năm 1988 là lần xuất bản thứ sáu do nhà xuất bản Văn học ấn hành với 30,000 cuốn.

Chữ người tử tù là một tác phẩm văn học của Nguyễn Tuân . Tác phẩm lúc đầu tên là Dòng chữ cuối cùng đăng trên tạp chí Tao đàn số 28 năm 1928, sau đó được in trong tập Vang bóng một thời (một tập truyện ngắn có giá trị như một kiệt tác viết về những thú chơi tao nhã, về những con người tài hoa thời phong kiến) và đổi tên là Chữ người tử tù. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên năm 1940.

Chữ người tử tù là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất của tập sách. Truyện ngắn này được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 hiện nay cả ở ban cơ bản và ban nâng cao.

Tình huống truyện độc đáo éo le: cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Huấn Cao và Viên Quản Ngục (có chung tâm hồn nghệ sĩ nhưng trên bình diện xã hội họ hoàn toàn đối địch nhau)

Cốt truyện: Huấn Cao là một tử tù do chống lại triều đình, ngoài ra ông còn là một nhà nho có "tài viết chữ nhanh và rất đẹp" và tài "bẻ khóa và vượt ngục". Trước khi bị xử tử, Huấn Cao bị giải đến nhà ngục nơi có viên quản ngục và thầy thơ lại-những người rất yêu mến cái đẹp và hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Trong những ngày bị giam ở đây, Huấn Cao được viên quản ngục và thầy thơ lại đối đãi rất tốt. Khi viên quản ngục nhận được tin ngày xử tử Huấn Cao đã tới gần, ông liền cùng thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn thành tâm nguyện là xin Huấn Cao cho chữ. Huấn Cao vì cảm mến thái độ "biệt nhỡn liên tài" và tấm lòng yêu cái đẹp của viên quản ngục nên đã đồng ý cho chữ. Vào đêm trước ngày Huấn Cao bị xử tử, ở trong nhà lao tỉnh Sơn đã xảy ra một chuyện "xưa nay chưa từng có", đó là cảnh Huấn Cao-một tử tù trên mình đầy xiềng xích đang thỏa chí phóng từng nét bút trên tấm lụa trắng, bên cạnh là viên quản ngục và thầy thơ lại "run rẩy", "khúm núm". Sau khi đã cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên hai người nên tìm về nơi thôn dã bởi tấm lòng yêu cái đẹp của họ không thích hợp cho cuộc sống ở nơi hỗn loạn, rối ren như nhà ngục. Những lời khuyên đó của Huấn Cao đã làm viên quản ngục nghẹn ngào vái lạy người tử tù mà hai dòng nước mắt tuôn rơi.

Nhân vật:

- Huấn Cao: Như bao nhân vật khác trong đời văn Nguyễn Tuân, Huấn Cao là con người nghệ sĩ, cụ thể là tài viết chữ đẹp. Không chỉ vậy, ông còn là hiện thân của một đấng anh hùng hiên ngang, bất khuất. Ở ông có sự kết hợp hài hòa giữa CÁI ĐẸP-KHÍ PHÁCH-THIÊN LƯƠNG.

- Quản ngục: Một người có tấm lòng yêu cái đẹp quý cái tài đến mức kì lạ.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

NẾU HAY CHO MÌNH 5* VÀ CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT NHÉ

Hầu hết các tác giả của nền văn học Việt Nam của chúng ta từ trước đến nay, ai cũng đề nói về cái đẹp cái hoàn mĩ của cuộc sống con người. Tác giả Nguyễn Tuân cũng không ngoại lệ.Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho, phẩm cách cứng cỏi, học vấn uyên bác, và đặc biệt rất yêu nghề có cá tính sáng tạo độc đáo. Nên ông đã sử dụng hình tưởng của một nhân vật có thật để xạy dựng nên một hình tượng nhân vật đó là Huấn Cao. Và đó cũng là tác phẩm nỗi tiếng của ông trích trong tập "Vang bóng một thời" nói về những thú vui tao nhã, cũng những con người trong xã hội phong kiến như một sự ngợi ca về cá đẹp của một thời đã qua.

Truyện xoay quanh hai nhân vật đó là người tử tù Huấn Cao là sự hội tụ của nét đẹp tài hoa, khí phách, thiên lương và Viên quản ngục người đại diện cho xã hội phong kiến cũ.

Huấn Cao là một người nghệ sỉ tài hoa, ông là người viết chữ đẹp nhất trong vùng "những nét chữ vuông tươi tắn......." thể hiện cái tài cái tâm, khí phách của còn người, chữ Huấn Cao chính là nhân cách phi thường của ông và vù thế chữ Huấn Cao chính là niềm mơ ước và ngưỡng mộ của viên quản ngục.

Viên quản ngục rất bất ngờ khi trong những người tử tù do mình cai quản lại có Huấn Cao một người ông đã hâm mộ từ lâu. Và ộng rất biệt đãi với Huấn Cao (đem rượi thịt cho Huấn Cao thái độ tuân phục....) nhưng lần nào cũng bị Huấn Cao từ chối và bị Huấn Cao hiều lầm.

Nhưng rồi Huấn Cao cũng đã hiểu ra, viên quản ngục là một biểu tưởng của cái đẹp, tâm hồn biệt nhỡn liên tài, sở thích cao quý, tâm hồn nghệ sị bị lạc vào chốn bùn nhơ này. Đó là đại diện của xã hội phong kiến thời đó thu nhỏ.

Để rồi đó chính là cảnh chưa từng có xưa nay trong ngục tù hôi hám chật hẹp này. Trật tự đều bị đảo ngược. Người cho chữ chính là một tử tù chuẩn bị hành quyết vào sáng hôm sau lại là đại diện cho sự ban phát cái đẹp. Cái đẹp thống trị nơi ngục tù tăm tối ấy.Từ đó cho ta thấy sự trường tồn bất tử của cái đẹp hiện hữu.. Ngược lại viên quản ngục chính là đại diện của xã hội phong kién thời ấy khúm núm xin chữ, đại diện cho bóng tối bao trùm và vây quanh cái đẹp hiện hữu, một thứ ánh sáng kỳ lạ của cái đẹp.

Một trật tự đã bị đão lộn, nhà tù có quyền quy đã bị sụp đỗ. Cái đẹp đã làm cho hai người họ trở thành tri kỉ, cái đp5 có thề nảy sinh từ vùng đất chết, bùn nhơ. Thể hiện sự cảm hoá con người của Huấn Cao bằng cái tài, cái tâm và khí phách.

Tình huống đặc biệt là tình huống gặp gỡ giữa hai bên đầy oái ăm vả đầy kịch tính một bên là tội phạm còn bên kia lại là giai cấp thống trị. Trên bình diên về xã hội, họ là những kẻ đối nghịch nhau,nhưng trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm tri kỉ của nhau.

Thủ pháp nghệ thuật đối lập nổi bật nét đặc sắc của tác phẩm. Và theo Nguyễn Tuân nét đẹp là sự dung hoà giữa 3 yếu tố đó là cái tài cái tấm và cái dũng khí có ở con người.

Và từ đó cho thấy quan niệm cũa Nguyễn Tuân với cái đẹp hiện hữu ấy. Với ông cái đẹp phải đi song song với bản lĩnh khí phách, với ý nghĩ thức giữ gìn bản ngã(cái tâm, cái thiên lương của con người), mà trong đó cái là gốc rễ của nhân cách, là xuất phát điểm là nơi của tài năng và khí phách.

Xây dựng hình tưỡng ấy Nguyễn Tuân đả kín đáo giử gắm niềm ngưỡng mộ của mình đối với nhưng người dám xã thân vì tự do dân tộc trong thời đại của ông.

Truyện ngắn ca ngợi những con người tài năng, dù ở nơi bùn nhơ nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao, thiên lương, Cái đẹp cho dù ở bất cứ nơi nào có hoàn cảch khốn cùng nghiệt ngã bấy nhiêu nhưng vẫn toả sáng và hiện hữu như anh sáng luôn luôn cai trị bóng tối.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm