Hãy nêu nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi từ nhỏ (trẻ sơ sinh )đến già (ngoài 60 tuổi)

2 câu trả lời

 

Trẻ mới sinh:

 Trong khoảng thời gian từ 0 đến 6 tháng tuổi , các bé chỉ cần sữa mẹ hoặc sữa thay thế  để nhận được tất cả dinh dưỡng mà cơ thể cần

Nếu bú mẹ, một trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày hoặc tùy theo nhu cầu của bé. Khoảng 4 tháng , số lần bú có thể giãm xuống còn 4 -6 lần mỗi ngày, tuy nhiên lượng sữa mẹ trong mỗi lần bú sẽ tăng lên.

Từ 4-6 tháng tuổi:

Ở tháng tuổi này,  trẻ cũng bắt đầu tập ăn dặm thêm những thức ăn lõng. Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn đặc, nó có thể khiến cho bé bị nghẹt thở do cơ thể chưa thích nghi được

Từ 6-8 tháng tuổi:

Tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc sữa thay thế từ 3 -5 lần một ngày, Viện dinh dưỡng Trẻ Em Hoa kỳ khuyến cáo không nên dùng sữa bò cho trẻ em dưới 1 tuổi

 Bé  sẽ bắt đầu bú ít  sữa mẹ hoặc sữa thay thế  khi mà thức ăn đặc  trở thành nguồn dinh dưỡng chính .

Từ 8-12 tháng tuổi:

Nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ ngày trong độ tuổi này

Ở độ tuổi 8 – 12 tháng, khẩu phần ăn của bé sẽ được chuẩn bị thêm các loại thịt hầm, thịt băm/tháii nhỏ. Dành cho trẻ bú mẹ , bé được tập ăn thịt  lúc đạt 8 tháng tuổi (sữa mẹ không có nguồn sắt dồi dào , nhưng bé có đầy đủ lượng sắt dự trữ cho đến  8 tháng tuổi.

Từ 01 tuổi:

Sau khi bé được 1 tuổi,có thể thay thế sữa mẹ bằng sữa toàn phần, trẻ dưới 2 tuổi không nên uống sữa có chất béo thấp( 2%, 1% hoặc sữa đã được loại bỏ phần kem béo) bởi vì chúng cần thêm calories từ chất béo nhằm bảo đảm một quá trình sinh trưởng và phát triển hoàn thiện

tuổi dạy thì

Tuổi dậy thì là lứa tuổi phát triển nhanh về thể lực và có sự thay đổi của hệ thần kinh - nội tiết, nổi bật là sự hoạt động của các tuyến sinh dục tăng lên, gây ra những biến đổi về hình thái và sự tăng trưởng của cơ thể.Trẻ ở tuổi dậy thì ăn rất nhiều vì nhu cầu nhiệt lượng cao. Ở lứa tuổi này, nhu cầu năng lượng hàng ngày là 2.200-2.500Kcal. Mỗi ngày, trẻ cần ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, tối), ăn đủ no; Đặc biệt là bữa ăn sáng nên được coi là bữa chính để giúp trẻ có đủ năng lượng cho việc học tập và hoạt động với cường độ cao trong thời gian dài của buổi sáng. Nếu trẻ phải thức khuya để học bài, nên cho trẻ ăn thêm bữa phụ. 

Chất béo cũng rất cần thiết cho trẻ. Nên cho trẻ ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật. Lượng dầu mỡ mỗi ngày nên ăn là 40-50g. Dầu, mỡ giúp trẻ ăn ngon miệng, là nguồn cung cấp năng lượng tốt và giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K, là những vitamin có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Ngoài ra, cần chú ý đến các chất dinh dưỡng khác phù hợp với lứa tuổi này

Sắt (Fe): Với trẻ trai chỉ cần 12-18mg/ngày, nhưng ở trẻ gái cần đến 20mg/ngày (Vì bị mất sắt do hành kinh hàng tháng). Các thực phẩm giàu sắt cần được đưa vào bữa ăn cho trẻ gồm thịt bò, tiết bò, tim lợn, gan gà, trứng vịt, rau họ cải...

Vitamin A: Rất cần để duy trì sự phát triển của cơ bắp. Thiếu vitamin A, sức đề kháng của trẻ sẽ giảm. Vitamin A chỉ có trong các thức ăn có nguồn gốc động vật như gan, trứng, thịt... Cơ thể có thể tạo thành vitamin A từ các caroten trong nguồn thức ăn thực vật, đặc biệt là từ beta-caroten. Các loại rau, củ, quả có màu vàng, đỏ hay xanh thẫm rất giàu caroten.

Canxi: Rất cần thiết cho lứa tuổi dậy thì, nếu được cung cấp đủ sẽ giúp xương chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa, giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và phòng được bệnh loãng xương khi cao tuổi. Canxi có nhiều trong sữa (cả sữa bò và sữa đậu nành), các loại thủy sản, xương cá cũng là nguồn canxi tốt. Nên kho nhừ cá nhỏ và ăn cả xương.

Vitamin C: Trong cơ thể, vitamin C tham gia vào các phản ứng ôxy hóa khử. Đó là yếu tố cần thiết cho sự tổng hợp collagen, là chất gian bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng. Khi thiếu vitamin C, vết thương sẽ lâu thành sẹo, làm việc và học tập chóng mệt mỏi. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, quả chín. Tuổi dậy thì cần ăn 300-500g rau quả/ngày, vừa đảm bảo cung cấp vitamin C, caroten..., vừa cung cấp được chất xơ giúp kích thích tiêu hóa và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

người cao tuổi

3 yếu tố cần thiết cho cơ thể của tuổi già:

1. Năng lượng: Năng lượng cần thiết cho cơ thể phải đạt được từ 1800 - 2000 kg calo, tùy thuộc vào cơ thể và cân nặng của người già mà điều chỉnh.

2. Chất lượng: Bữa ăn cho người già phải đảm bảo đủ các thành phần sau:

* Đạm: chiếm 15% gồm đạm động vật gồm thịt heo, bò, gà, cá từ 50 - 100 gr/ngày. Đạm thực vật gồm các loại đậu như đậu nành/tương, đậu rồng, đậu Hà Lan, đỗ xanh, đỗ đen.

* Chất béo: chiếm 15% gồm các loại dầu như dầu ôliu, dầu hướng dương, dầu mè, tránh dùng các loại dầu như dầu dừa, tránh sử dụng chất béo từ động vật nhưng sử dụng mỡ cá thì được

* Chất bột: chiếm 60% gồm các loại ngũ cốc, mỗi bữa ăn có thể ăn từ 2 - 4 chén cơm/lần và tốt nhất là nên chia ra nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày.

* Rau, trái cây: chiếm 10% rất cần thiết cho cơ thể của người già. Tất cả các loại rau tươi, trái cây trên thị trường theo mùa.

3. Nước: người già cần một lượng nước từ 1 - 1,5 lít/ngày.

Người ta thường nói trong một bữa ăn cần phải cân bằng âm dương, điều này có thể hiểu như sau. Các thực phẩm được coi là âm gồm các loại trái cây có màu xanh, tím, lục. Thực phẩm được coi là dương gồm các loại có màu đỏ, nâu, cam, vàng.

Tóm lại là dù gia đình bạn có điều kiện hay không có điều kiện thì một bữa ăn rất bình thường của một người gì nói chung cần phải đảm bảo tối thiểu một lượng rau chiếm từ 30-35%, ngũ cốc 5%, đạm động vật 5%, thực vật 5% có thể tăng đạm thực vật lên 10% mà không cần đạm động vật. Chế độ dinh dưỡng hợp lí có thể được hiểu là ăn sao để nếu chưa có bệnh thì phòng bệnh, nếu có bệnh thì ăn để trị bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 4 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ cần được bú sữa mẹ hoặc nuôi bộ, nhưng nguồn sữa phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, trong đó sữa mẹ được xem là nguồn thức ăn cần thiết và tốt nhất cho nhóm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Nếu nuôi bằng sữa mẹ nên cho trẻ bú từ 8-12 lần/ ngày( trung bình cứ 2 đến 4 tiếng cho bú một lần). Đến tháng thứ 4 giảm còn 6 lần/ngày nhưng lượng sữa mỗi lần bú lại tăng lên.

Nếu nuôi bộ, nên duy trì tần suất 6-8 lần/ngày, mỗi lần cho ăn đạt từ 56-146 gam, đưa tổng lượng sữa dùng cả ngày lên 500-1000 gam. Khi trẻ lớn, số lần cho ăn giảm nhưng lượng sữa mỗi lần ăn tăng từ 100-200 gam.

Không nên pha thêm mật ong vào sữa vì nó làm tăng rủi ro ngộ độc do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Nếu trẻ nhẹ cân, ăn ban ngày không đủ thì cho ăn bổ xung vào ban đêm, nhưng trọng tâm vẫn là ăn uống ban ngày là chính.