1 câu trả lời
Lấy sự ăn mòn sắt làm thí dụ:
- Trong không khí ẩm, trên bề mặt của lớp sắt luôn có một lớp nước rất mỏng đã hòa tan O2 và CO2 trong khí quyển tạo thành một dung dịch chất điện li.
- Sắt và các tạp chất (chủ yếu là cacbon) cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là cực âm và cacbon là cực dương.
- Tại cực âm : sắt bị oxi hóa thành ion Fe2+: Fe → Fe2+ + 2e
Các electron được giải phóng chuyển dịch đến cực dương.
-Tại vùng cực dương : O2 hòa tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit.
O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Các ion Fe2+ di chuyển từ vùng anot qua dung dịch điện li yếu đến vùng catot và kết hợp với ion OH- để tạo thành sắt (II) hiđroxit. Sắt (II) hiđroxit tiếp tục bị oxi hóa bởi oxi của không khí thành sắt (III) hiđroxit.
Chất này bị phân hủy thành sắt II oxit.