hạn chế trong Hiến Pháp 2013?

2 câu trả lời

Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong công tác chỉ đạo, triển khai thi hành Hiến pháp 2013 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, UBND Thái Nguyên tỉnh đã ban hành các văn bản:

- Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 04/3/2014 về tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp 2013 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thi hành Hiến pháp một các nghiêm túc, hiệu quả đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân;

- Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 30/9/2014 về việc ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- 100% các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp 2013 (trong đó có việc triển khai tuyên truyền về nội dung Hiến pháp 2013) tại cơ quan, đơn vị, địa phương và chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành, các phòng, ban, các cấp chính quyền nghiêm túc thực hiện.

Sau khi Hiến pháp được thông qua, công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiến pháp đã được triển khai trên bình diện sâu, rộng, tạo ra đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trên toàn tỉnh; nhận thức của nhân dân về vai trò, ý nghĩa của Hiến pháp, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật được nâng lên. Sau khi Hiến pháp được thông qua, công tác tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp đã được thực hiện với nhiều hình thức như tổ chức hội nghị, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp, phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, internet… Qua đó, đã nêu bật được tinh thần, nội dung cơ bản, những điểm mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp, kịp thời tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp, giá trị khoa học và thực tiễn của Hiến pháp đến cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân, tạo thành một phong trào sinh hoạt chính trị-pháp lý quan trọng, với sự tham gia của toàn thể hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

Ở cấp tỉnh, từ đầu năm 2014 đến nay, UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và các Doanh nghiệp, cơ quan tổ chức khác trên địa bàn tỉnh đã tổ chức triển khai được tổng số 584 hội nghị với 51.465 lượt cán bộ. đảng viên, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động tham dự;

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu tổ chức Hội nghị trực tuyến giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho hơn 80 cán bộ chủ chốt, báo cáo viên pháp luật của tỉnh Thái Nguyên, triển khai cấp phát 3.000 quyển Hiến pháp tới 100% các thôn, bản, tổ phố, cụm dân cư. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thái Nguyên phối hợp thực hiện 50 tin bài, phóng sự, phỏng vấn tiêu điểm về Hiến pháp, hỏi đáp về Hiến pháp… phát liên tục hàng tuần nội dung của Hiến pháp, thu hút sự quan tâm của cán bộ, công chức và nhân dân. Sở Tư pháp đã tổ chức phát hành 1.100 cuốn Bản tin Tư pháp trong đó có những tin, bài giới thiệu, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và nội dung Hiến pháp, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tiếp tục duy trì chuyên mục Giải đáp - Phổ biến pháp luật trên Báo Thái Nguyên và Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh theo định kỳ. Nhiều cơ quan, đơn vị đã thực hiện việc đăng tải toàn văn Hiến pháp năm 2013 và tài liệu giới thiệu Hiến pháp lên Trang tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình. Ngay sau khi Hiến Pháp 2013 có hiệu lực, Báo Thái Nguyên đã cho in thêm phụ trang để đăng toàn văn bản Hiến pháp năm 2013 phát hành đến toàn bộ các thôn, bản, tổ phố, cụm dân cư trên địa bàn toàn tỉnh; đăng tải nội dung hỏi - đáp về Hiến pháp trên cả báo in và báo điện tử. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức 491 cuộc tuyên truyền Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với 41.789 người tham dự.

Ở cấp huyện, 100% các huyện, thành phố, thị xã đã ban hành kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. 09/09 huyện, thành phố, thị xã đã tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt nội dung của Hiến pháp và các văn bản chỉ đạo triển khai thi hành của Trung ương, của tỉnh về chỉ đạo triển khai thi hành Hiến pháp cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các Phòng, ban, tổ chức, đoàn thể; báo cáo viên pháp luật cấp huyện, tuyên truyền viên cấp xã, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên Mặt trận, các xã, phường, thị trấn với tổng số 346 hội nghị và 26.067 lượt người tham dự. In và cấp phát trên 40.000 tờ rơi.

Ngoài ra, các huyện, thành phố, thị xã đã tổ chức tuyên truyền bằng xe thông tin lưu động, xây dựng pa - nô, băng - rôn để tuyên truyền trực quan về Hiến pháp; chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình phát lại, truyền hình tiếp sóng và trực tiếp tuyên truyền thường xuyên nội dung Hiến pháp.

Đặc biệt, năm 2015 với cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Hiến pháp năm 2013 đã thực sự đi sâu vào đời sống của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Kết quả đạt được, tỉnh Thái Nguyên có 125.495 bài sự thi, là tỉnh có số bài dự thi đứng thứ 08/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ban Tổ chức tỉnh đã ban hành Thể lệ cuộc thi, thông báo đáp án cuộc thi, tiến hành tổ chức chấm bài dự thi và tổ chức tổng kết trao giải cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Theo đó, đối với tập thể gồm 01 giải nhất, 05 giải nhì, 10 giải ba và 20 giải khuyến khích; đối với cá nhân, gồm 01 giải nhất, 05 giải nhì, 10 giải ba và 20 giải khuyến khích; lựa chọn 20 bài dự thi có số điểm cao nhất gửi về Ban tổ chức cuộc thi Trung ương. Trong tổng số 20 bài dự thi gửi về Trung ương đã có 3 bài dự thi đạt được giải khuyến khích. Qua đó có thể thấy việc tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã thực sự trở thành hoạt động sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, là một hình thức tuyên truyền, phổ biến hiệu quả Hiến pháp năm 2013, tạo sự lan tỏa rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, người lao động trên địa bàn tỉnh về nội dung của bản Hiến pháp năm 2013.

Hoạt động rà soát, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp năm 2013

Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, thực hiện Kế hoạch của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Kế hoạch triển khai Hiến pháp năm 2013 của tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 04/3/2014 về tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp 2013 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện rà soát toàn diện, đồng bộ các văn bản pháp luật đã ban hành để phát hiện những quy định trái Hiến pháp, kiến nghị dừng thi hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản pháp luật để cụ thể hóa những quy định mới của Hiến pháp. Riêng trong 2 năm 2013, 2014 tập trung rà soát để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện rà soát được 950 văn bản quy phạm pháp luật (năm 2013: 508 văn bản; năm 2014: 442 văn bản), lập danh mục văn bản cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới 102 văn bản (năm 2013: 66 văn bản; năm 2014: 36 văn bản).

Các năm tiếp theo, hằng năm UBND tỉnh Thái Nguyên đều ban hành kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo văn bản được rà soát ngay khi phát sinh căn cứ để rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo hợp hiến, hợp pháp của hệ thống văn bản pháp luật ở địa phương. Từ năm 2014 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã rà soát được 2.100 văn bản (năm 2014: 442 văn bản; năm 2015: 217 văn bản; năm 2016: 415 văn bản; năm 2017: 129 văn bản: năm 2018: 897 văn bản), lập danh mục 296 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, đã xử lý xong 158 văn bản .

Về hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Trên cơ sở kết quả rà soát văn bản, UBND tỉnh đã xác định lộ trình hoàn thiện các văn bản pháp luật trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc; các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương; các văn bản pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... cho phù hợp với Hiến pháp. Từ năm 2013 đến nay HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành 414 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 108 nghị quyết của HĐND tỉnh và 306 quyết định của UBND tỉnh, các văn bản được ban hành chủ yếu là quy định chi tiết, triển khai thi hành luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở điạ phương.

Về việc các cơ quan nhà nước thực hiện điều chỉnh cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định mới của Hiến pháp

Ngày 19/6/2015, Quốc hội đã ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Luật đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và các chủ trương, định hướng của Đảng về chính quyền địa phương, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương các cấp. Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với chính quyền địa phương đã được đẩy mạnh đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Chính phủ và phát huy sự chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền của chính quyền địa phương các cấp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của hệ thống hành chính từ Trung ương đến cơ sở. Chế định chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013 (Chương IX - Hiến pháp 2013) là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn của nhân dân cả nước, đồng thời cũng là nội dung nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp. Các quy định về chính quyền địa phương đã đánh dấu những thay đổi lớn của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992, đã làm rõ hơn tính chất của hệ thống cơ quan công quyền ở địa phương trong mối quan hệ với Trung ương, thể hiện tính gắn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa HĐND, UBND; đồng thời, cũng quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính. 

Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực pháp luật và được triển khai sâu rộng, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã nghiêm túc thực hiện nội dung việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định mới của Hiến pháp.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức  bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án số 09/ĐA-TU ngày 29/01/2018 (Đề án 09) và Kế hoạch số 79/KH-TU ngày 09/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện Đề án số 09/ĐA-TU để triển khai trong phạm vi toàn tỉnh.

Trong những năm qua, tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của tỉnh Thái Nguyên cơ bản được sắp xếp, kiện toàn theo các quy định của Trung ương, có vận dụng linh hoạt trong điều kiện thực tế của tỉnh để cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu hiện nay; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy, biên chế của tỉnh hiện nay, Đề án nêu rõ các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ giải pháp và lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tinh giản biên chế đến năm 2021 và năm 2030, theo đó, đến năm 2021, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng tinh giản đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó; thực hiện thí điểm một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố; giảm tối thiểu 10% biên chế so mới năm 2015…

Đánh giá chung, Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Hiến pháp năm 2013 đã được triển khai sâu rộng, đồng bộ và có hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh. Việc tuyên truyền phổ biến Hiến pháp được thực hiện hiệu quả đến với các đối tượng, nhân dân thông qua nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng và phù hợp với từng đối tượng; trong đó đặc biệt quan tâm đến những điểm mới như: các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và  trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước ta, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Thông qua việc quán triệt và tuyên truyền về Hiến pháp 2013, ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật công chức viên chức, người lao động và nhân dân được nâng lên; điều kiện cơ sở vật chất, môi trường làm việc được đảm bảo trong thực thi công vụ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp còn có hạn chế nhất định, cụ thể:

- Số lượng và chất lượng các báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp còn hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu chuyển tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa và tinh thần của Hiến pháp; tài liệu tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp cung cấp chưa kịp thời và chưa đáp ứng đủ số lượng theo yêu cầu.

- Hoạt động rà soát văn bản quy phạm pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng, bước đầu còn lúng túng trong triển khai vì liên quan đến sự tham gia, phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị, đặc biệt là việc còn có nhận thức khác nhau về các quy định của Hiến pháp; chưa công bố kịp thời Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật phải dừng thi hành.

- Còn khó khăn về kinh phí thực hiện trong công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của Hiến pháp; công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của Hiến pháp.

Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc

Về khách quan:

- Hiến pháp có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 nên việc triển khai thi hành Hiến pháp cần được tiến hành rất khẩn trương với khối lượng công việc lớn, nhất là nhiệm vụ rà soát văn bản QPPL, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức.

- Các điều kiện bảo đảm cho các hoạt động triển khai thi hành Hiến pháp bước đầu còn hạn chế, kinh phí chưa được bố trí kịp thời.

- Trong quá trình tổ chức triển khai, vẫn còn có ý kiến khác nhau liên quan đến cách hiểu thống nhất về một số nội dung của Hiến pháp, nhất là việc xác định những nội dung, quy định “trái với Hiến pháp”, dẫn đến cần có nhiều thời gian để tổng hợp, trao đổi và thống nhất kết quả rà soát.

Về chủ quan:

- Mức độ quan tâm và chủ động chỉ đạo công tác tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp của một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa cao; một số địa phương còn có tâm lý trông chờ chủ trương, hướng dẫn cụ thể của cơ quan cấp trên.

- Công tác phối hợp trong việc triển khai thi hành Hiến pháp còn bất cập, nhất là trong việc rà soát các văn bản QPPL cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp và xây dựng, thẩm định văn bản QPPL trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp.

Một số đề xuất, kiến nghị

- Kiến nghị về hoàn thiện thể chế:

Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, trong thời gian vừa qua, việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật quan trọng đã được thực hiện, tập trung chủ yếu là các luật về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước, như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương... Bên cạnh đó, các đạo luật khác có vị trí rất quan trọng cũng đã được ban hành, sửa đổi như: Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi), Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng, Luật Trưng cầu ý dân, Bộ luật Hàng hải (sửa đổi)... Tuy nhiên, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quốc phòng - an ninh nhằm xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, phù hợp yêu cầu của tình hình mới; hoàn thiện pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên...

- Kiến nghị các giải pháp về mặt tổ chức thực hiện  và điều kiện đảm bảo nhằm tăng cường hiệu quả thi hành Hiến pháp:

+ Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành để có sự chỉ đạo thống nhất trong việc triển khai tuyên truyền Hiến pháp năm 2013, tránh tình trạng trùng lặp đối tượng, tránh lãng phí trong việc phổ biến, in ấn, cấp phát tài liệu;

+ Đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp kịp thời biên soạn các loại tài liệu tuyên truyền chuyên sâu để cung cấp, hỗ trợ cho các địa phương nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện Hiến pháp 2013.

+ Đề nghị hỗ trợ kinh phí để địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác triển khai thi hành Hiến pháp; đặc biệt là kinh phí thực hiện các chương trình, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật, rà soát, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp năm 2013; 

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân ghi nhận tại điều 71 trong Hiến pháp năm 2013.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước