GIÚP MÌNH VỚI. CẦN GẤP Ạ Đọc đoạn trích: …Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần? Huống đường đi còn lắm bước gian truân Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu! Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo: Chỉ còn đây, sức lực hãy còn đây! Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai Chân có ngã thì đứng lên, lại bước. Thua ván này, ta đem bày ván khác Có can chi, miễn được cuộc sau cùng Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại: Một lần ngã là một lần bớt dại Để thêm khôn một chút nữa trong người… Tháng 5 - 1941 (Trích “Dậy mà đi”, Thơ, Tố Hữu, NXB Văn học, 2015, tr.126) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Nêu 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần? Câu 3. Theo tác giả, vì sao không nên từ bỏ khi thất bại? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công của tác giả không? Vì sao

2 câu trả lời

1. Thể thơ tự do 2. BP đối "thắng - bại" và "khôn-dại" BP câu hỏi tu từ "Ai?" Lặp cấu trúc "Ai...mà...?" 3. Theo tác giả, không nên từ bỏ khi thất bạn bởi vì bất kì ai chiến thắng cũng từng thất bại và trận đánh đó không phải trận đánh cuối cùng nên ta vẫn có cơ hội chuyển bại thành thắng trong tương lai. 4. Đồng ý, bởi vì có câu "thất bại là mẹ thành công", chúng ta khi gặp khó khăn, thất bại cần phải cố gắng bước tiếp, rút kinh nghiệm từ lần thất bại này để làm tốt hơn trong tương lai. Chúng ta nên tin tưởng vào chính mình sẽ thành công, không được mất hi vọng quá sớm. Chỉ cần có thể cố gắng thì còn có cơ hội chiến thắng.

C1. Thể thơ tự do

C2. 

- BPTT điệp , phép đối

C3. 

- Vì  "Một lần ngã là một lần bớt dại /Để thêm khôn một chút nữa trong người…"

C4. 

- Tôi đồng ý với quan điểm 

- Vì để thành công thì chúng ta cần phải bắt tay vào làm và chấp nhận thất bại.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm