giup minh voi cac pro : cho doan tho : Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại mẹ yêu thương a) neu y chinh bang cau khai quat B) em hieu cau : "Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất" nhu the nao ? c) o cau :"Cho con về gặp lại mẹ yêu thương" , tu "mẹ" chi ve ai ? . tai sao nha tho lai noi :"Cho con về gặp lại mẹ yêu thương" de lam gi ?
2 câu trả lời
ề 1:
Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân.
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường,
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu ý chính của đoạn thơ?
2. Nêu ý nghĩa từ “máu rỏ”, “chín trái đầu xuân ” trong đoạn thơ.
3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạn thơ thứ 2 ?
Trả lời:
1. Ý chính của đoạn thơ : Về với Tây Bắc là về với kỉ niệm kháng chiến. Đó là niềm khát khao mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn lao khi trở về với nhân dân cùng với những kỉ niệm sâu nặng đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến.
2. Ý nghĩa từ “máu rỏ” : gợi giá trị to lớn của đau thương, mất mát, hi sinh thầm lặng của bao người, “chín trái đầu xuân ” gợi thành quả lao động . Nơi máu rỏ là nơi trái chín, nơi đau thương, hi sinh là nơi sự sống sinh sôi, nảy nở nhờ quá trình lao động bền bỉ, hăng say . Điều đó gợi sức sống bất diệt của vùng đất kháng chiến, của con người Việt Nam.
3. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạn thơ thứ 2 : Nhà thơ so sánh kháng chiến như ngọn lửa . Cuộc kháng chiến đã đi qua Mười năm nhưng sức ấm nóng vẫn còn lan toả đến Nghìn năm sau. Kháng chiến trở thành ngọn đuốc soi đường đi cho dân tộc và cho Con- nhà thơ cách mạng.- tìm về lại với Mẹ-Nhân dân.
Chào em, em tham khảo nhé:
a. Ý chính: Tình cảm đối với mảnh đất Tây Bắc và khát vọng trở về với nhân dân.
b.Có thể hiểu: Nơi đã thấm máu xương của những người lính, người dân yêu quê hương, tổ quốc trong giai đoạn máu lửa chiến tranh.
c."Mẹ" chỉ nhân dân, những người đã từng cưu mang, đùm bọc những người lính trong chiến tranh.
Tác giả viết như vậy để thể hiện khát vọng trở về cội nguồn trong lành, thể hiện tình quân dân thắm thiết và sự biết ơn của tác giả.