Giúp em vs ạ Đọc đoạn trích:\ Để sống hướng thiện, mỗi chúng ta phải dám sống thật với chính mình. Lòng hướng thiện bao hàm trong nó phẩm chất trung thực. Mà trung thực, trước hết là trung thực với chính bản thân mình. Chúng ta đều biết, trung thực với người khác đã khó, trung thực với bản thân mình còn khó hơn gấp bội. Bởi vì, con người ta thường có khuynh hướng ảo tưởng về bản thân mình, tưởng rằng mình có những phẩm chất tốt đẹp thế này thế nọ, trong khi kỳ thực là mình chưa hề có. Dẫu thành thật với chính mình là điều khó thực hiện nhất, nhưng chúng ta hãy can đảm nhìn nhận bản thân mình có những điều dở - hay, tốt - xấu như thế nào. Bạn có thể chạy trốn cuộc đời, chạy trốn người khác hoặc phớt lờ miệng lưỡi của thiên hạ, nhưng bạn không thể chạy trốn chính lương tâm của bạn. Do vậy, bạn hãy dành thời gian để trung thực soi vào lòng mình. Không bao giờ được đổ lỗi cho hoàn cảnh đưa đẩy mình đến cái xấu, mà hãy tự trách mình không biết rèn luyện cho bản thân những suy nghĩ tỉnh táo, bản lĩnh vững vàng để tự giữ mình trước cái xấu. Một khi dám thành thật với chính mình như vậy, chắc chắn ta sẽ nhận ra nơi bản thân mình còn rất nhiều điều chưa tốt. Bạn sống ở trên đời, có kẻ khen người chê, có kẻ ghét người thương, đó là điều rất đỗi bình thường. Tuy nhiên, khi bạn nỗ lực sống hướng thiện, bạn sẽ thoát khỏi những lo sợ không đáng có ấy. Bạn sẽ không còn phải quan tâm quá nhiều đến việc người khác nghĩ tốt hay nghĩ xấu về mình. Điều đáng để chúng ta quan tâm nhiều nhất là: Bản thân ta đã thực sự nỗ lực sống hướng thiện như thế nào? Lòng hướng thiện giúp chúng ta trở thành một con người tốt hơn theo từng ngày. Những gì chúng ta chưa làm tốt được trong ngày hôm nay, hãy cố gắng làm tốt hơn nữa vào ngày mai. Hãy cố gắng sống sao cho, ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua, và ngày mai chắc chắn phải tốt hơn ngày hôm nay. Phải làm sao cho “biểu đồ đạo đức cuộc đời” của bạn thể hiện được chiều hướng tiến lên mỗi ngày một cách đầy can đảm, quả quyết. Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/ chị hãy cho biết vì sao: “trung thực với người khác đã khó, trung thực với bản thân mình còn khó hơn gấp bội? Câu 4. Anh/ chị học được điều gì từ lời khuyên “khi bạn nỗ lực sống hướng thiện, bạn sẽ thoát khỏi những lo sợ không đáng có ấy”? Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về điều cần làm để “biểu đồ đạo đức cuộc đời” mỗi con người được tăng lên hàng ngày.

1 câu trả lời

Câu 3: Vì: con người ta thường có khuynh hướng ảo tưởng về bản thân mình, tưởng rằng mình có những phẩm chất tốt đẹp thế này thế nọ, trong khi kỳ thực là mình chưa hề có.

Câu 4:

Em học được từ lời khuyên ấy sự nỗ lực để sống hướng thiện. Chỉ có hướng thiện mới giúp ta không gặp phải những lo lắng triền miên, không sợ hãi trước mọi vấn đề xảy đến. Sự hướng thiện giúp trau dồi, rèn luyện bản lĩnh cho mỗi người. Từ đó, những nỗ lo sợ sẽ tan biến vì ta có năng lực, niềm tin vững chãi vào bản thân. 

Câu 5:

Để biểu đồ đạo đức cuộc đời mỗi con người được tăng lên hàng ngày, mỗi chúng ta đều cần có hành động cụ thể. Gọi là biểu đồ đạo đức cuộc đời bởi lẽ đôi khi chúng ta có những hành động tốt đẹp, nhưng đôi khi trong ta cũng có những hành động chưa tốt chưa đúng. Nhưng quan trọng nhất đó là con người cần nhận thức và giúp cho biểu đồ đạo đức kia tăng lên hằng ngày chứ không phải ngồi oán thán than thân hay trách phận vì chưa làm tốt. Việc trước hết bạn cần làm để gia tăng biểu đồ đạo đức cuộc đời của bản thân chính là phải Ý thức được đâu là sự thật. Bạn phải trung thực với chính mình chỉ khi ấy bạn mới biết rằng hành động của mình là đúng hay sai. Đặc biệt để tăng biểu đồ đạo đức cuộc đời, con người cũng phải luôn học cách nhìn nhận, đối mặt với mọi điều xảy ra xung quanh. Chúng ta cần mở rộng lòng mình, cần biết yêu thương, sẻ chia, đoàn kết, tạo ra sợi dây kết nối giữa mọi người với nhau. Cuộc sống sẽ chỉ đẹp hơn khi con người luôn có sự đồng cảm, yêu thương. Đó cũng là cách gia tăng biểu đồ đạo đức trong chúng ta. Gia tăng biểu đồ đạo đức ở đây không phải bạn luôn luôn cố gắng làm mọi thứ tốt nhất. Nó nên đến từ những hành động nhỏ nhất để có thể tăng phẩm chất, tăng sự cố gắng, tăng sự yêu thương. Chỉ khi ấy, con người và con người mới có thể kết nối và chúng ta sẽ trở thành những con người có đạo đức, có nhân cách. Đáng buồn nhất ấy là khi con người không dám đối mặt với chính bản thân mình và thậm chí có những hành động đi ngược lại đạo đức. Sẽ thật buồn cho những lối sống chưa tốt chưa đẹp đó.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm