Giúp em với. Lập dàn ý phân tích chân dung người lính tây tiến qua vẽ đẹp hào hoa anh hùng .Từ đó khái quát lí tưởng sống của các anh thể hiện qua bài thơ Tây tiền

1 câu trả lời

a) Mở bài

- Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài trong thơ thường thấm đượm chất nhạc, chất họa.

- Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên vừa hùng vĩ, hoang sơ vừa trữ tình thơ mộng . Trên nền bức tranh thiên ấy tác giả đã khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến vừa hào hùng, dũng cảm nhưng cũng lãng mạn, hào hoa.

b) Thân bài

* Khái quát chung

- Xuất thân lính Tây Tiến: những người trí thức Hà Thành họ nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc xếp bút nghiêng theo việc đao binh.

- Cảm hứng sáng tác: Quang Dũng viết bài thơ để bày tỏ nỗi nhớ với đoàn quân Tây Tiến sau khi phải chuyển sang công tác ở đơn vị khác.

* Tinh thần nỗ lực, vượt lên những khó khăn gian khổ luôn tiến lên phía trước

- Chặng đường hành quân gian khổ:

    + Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi sự hẻo lánh, xa xôi; hiểm trở, quanh co, gập ghềnh.

    + “Ngàn thước... xuống” gợi tả sự nguy hiểm tột cùng.

    +  “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi sự hoang sơ,  thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” thời gian để nghỉ ngơi nhưng người lính phải thường xuyên đối mặt với điều hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc.

    + Khung cảnh thiên nhiên cũng rất nên thơ và lãng mạn : “nhà ai Pha Luông ...”, “cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em...”, thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, yên bình. Là cảm giác hạnh phúc sau những ngày hành quân vất vả.

* Vẻ đẹp ngoại hình cuả người lính

    + “đoàn binh không mọc tóc”: đó là do những trận sốt rét rừng làm cho những mái tóc không còn nữa.

=> Thế nhưng cách nói " không mọc tóc" đầy ngang tàn và hiên ngang

   + “mắt trừng”: đó là ánh mắt đầy dữ dằn và nghiêm nghị và đầy tinh thần cảnh giác.

    + “đoàn binh”: gợi hình ảnh một tập thể vững mạnh

=> Ở đây có sự đối lập giữa ngoại hình và tinh thần. Hoàn cảnh khó khăn không ngăn cản được ý chí nghị lực của người lính.

* Vẻ đẹp hào hoa, đa tình, lãng mạn của những người lính trẻ

- “Kìa em xiêm áo... xây hồn thơ”: cái nhìn đắm say, tình tứ của những người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp duyên dáng của con người Tây Bắc. Ở đây Quang Dũng miêu tả vẻ đẹp rất lãng mạn của người lính 

- “gửi mộng”, “đêm mơ”: lính Tây Tiến là những con người mơ mộng, là những người trai xuất thân từ đất Hà thành nên họ mang vào chiến trường không chỉ có tinh thần dũng cảm mà còn cả vẻ đẹp hào hoa và lãng mạn.

- “dáng Kiều thơm” gợi hình ảnh những thiếu nữ Hà Nội yêu kiều, kiêu sa, hình bóng người thương của lính Tây Tiến. Đó là nguồn động lực để họ chiến đấu và chiến thắng nơi chiến trường

=> Mặc dù trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt họ vẫn giữ được những nét hào hoa, lãng mạn vốn có của những thanh niên trí thức Hà Nội

* Khái quát lý tưởng sống của người lính

- Họ là những người lính hiên ngang và dũng cảm luôn cố gắng chiến đấu vì Tổ Quốc. Thế những họ cũng lãng mạn và hòa hoa. Họ mang vẻ đẹp chung của người lính những cũng mang vẻ đẹp riêng của người lính xuất thân từ mảnh đất nghìn năm văn hiến.

c) Kết bài

- Nêu cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến.

- Khái quát một số giá trị nghệ thuật tiêu biểu

- Tổng kết giá trị nội dung

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước