Giúp em với ạ: dàn ý chi tiết cảm nhận của anh chị về 2 đoạn thơ sau " Người đi Châu Mộc chiều sương ấy.... lũ hoa đong đưa" trong bài Tây Tiến của Quang Dũng và " Rừng xanh hoa chuối.... từng sợi giang" trong bài Việt Bắc của Tố Hữu
1 câu trả lời
** Em tham khảo dàn ý dưới đây nhé **
A. Mở bài
- Giới thiệu 2 tác giả và 2 tác phẩm
- Khái quát nội dung của 2 đoạn thơ
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ " Tây Tiến"
- Tái hiện khung cảnh chia tay trên sông nước Tây Bắc mênh mông, hoang vắng nhưng chan chứa tình hiện lên qua nỗi nhớ da diết của người lính.
- Không gian chia tay: Châu Mộc sương khói.
- Thời gian chia tay: buổi chiều.
- Từ ngữ: có thấy, có nhớ. Như một điệp khúc trong lòng người chiến sĩ ra đi.
- Hình ảnh:
+ Con người: Dáng hình mềm mại, khỏe khoắn, uyển chuyển của con người Tây Bắc trên con thuyền độc mộc.
+ Thiên nhiên: Có hồn lau, có hoa đong đưa.
– Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, đối lập tương phản làm cho câu thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm.
2. Cảm nhận đoạn thơ bài thơ " Việt Bắc"
a. Bức tranh mùa đông
- “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông) và màu vàng của những đốm nắng.
- “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống.
b. Bức tranh mùa xuân
- “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khi xuân về.
- Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”: hành động chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình.
3. Nét tương đồng và khác biệt
a. Tương đồng:
+ Cả hai đoạn thơ đều là sự cảm nhận của cái tôi trữ tình về khung cảnh quê hương, đất nước
+ Chính cái tôi lãng mạn chắp cánh cho cảnh vật thêm đẹp và thơ mộng.Cả hai đoạn thơ đều cho thấy nét bút tài hoa của hai thi sĩ.
b. Khác biệt:
+ Đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc mang đến sự hòa quyện, quấn quýt bên nhau của con người và thiên nhiên Việt Bắc.
+ Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến mang nỗi nhớ da diết về thiên nhiên miền Tây, về kỷ niệm kháng chiến.
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Cảm nghĩ của bản thân