giúp em bài này với ạ : lập dàn ý chi tiết cho đề bài cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ tây tiến của nhà thơ quang Dũng

2 câu trả lời

Mở Bài

- Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, Tây Tiến là bài thơ được tác giả viết bằng cả tâm tình của một người từng gắn bó và trải nghiệm với cuộc đời người lính Tây Tiến).

- Dẫn dắt và đi vào phân tích.

2. Thân Bài

- Đôi nét về tác phẩm:

+ Hoàn cảnh sáng tác:

+ Rời xa đoàn quân Tây Tiến chưa bao lâu, hồi ức kỉ niệm về chiến trường xưa và đồng đội cũ vẫn đầy ắp trong tim, cứ thế mà trào ra theo nỗi nhớ, tuôn chảy thành bài thơ.

+ Ban đầu bài thơ có tên: Nhớ Tây Tiến.

- Những nội dung cần làm rõ:

+ Nỗi nhớ khung cảnh chiến trường Tây Bắc của nhà thơ. Một chiến trường vừa dữ dội ác liệt lại vừa thơ mộng trữ tình.

+ Cảnh đêm liên hoan ở cùng biên giới Việt – Lào tưng bừng, rộn rã và cảnh sông nước Châu Mộc huyền ảo, thơ mộng hiện lên qua nỗi nhớ tác giả.

+ Chân dung người lính Tây Tiến hào hùng mà hào hoa, với lí tưởng đẹp “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, với cái chết – bất tử đầy bi tráng.

+ Nhà thơ đã rời xa đơn vị, nhưng vẫn gửi lòng mình gắn bó với đơn vị, với những ngày tháng đã qua, với một thời đánh giặc anh hùng, rực lửa.

- Nét đặc sắc nghệ thuật:

+ Kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn: thiên nhiên vừa hoang sơ vừa trữ tình, gắn liền với những kỉ niệm sâu lắng.

+ Cảm hứng lãng mạng và sắc thái bi tráng đã tạo nên tính sử thi đặc biệt cho bài thơ.

+ Một số thủ Pháp nghệ thuật như: đối lập, cường điệu…

+ Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc, âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt. Giọng thơ thay đổi theo cảm xúc.

3. Kết Bài

- Nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật bài thơ.

- Phát triển mở rộng (nhận định, suy nghĩ của cá nhân).

Như vậy, qua nội dung dàn ý trên, các em có thể tạo ra một bài văn phân tích bài thơ Tây Tiếncủa tác giả Quang Dung đầy đủ. Ngoài ra chi tiết nội dung phần Phân tích bút pháp và cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến để có sự chuẩn bị tốt cho bài .

1. Mở bài: Giới thiệu chung

2. Thân bài

Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến là cảnh sông nước miền Tây hoang sơ, thơ mộng, trữ tình.

+ Giữa khói sương của hoài niệm, Quang Dũng nhớ về một “chiều sương ấy” – khoảng thời gian chưa xác định rõ ràng nhưng dường như đã khắc sâu thành nỗi niềm thương nhớ trong tâm trí nhà thơ.

+ Quá khứ vọng về là những hình ảnh mờ mờ ảo ảo, lung linh huyễn hoặc: “hồn lau nẻo bến bờ”, “dáng người trên độc mộc” và “hoa đong đưa”.

+ Cảnh vật hiện lên: dù rất mong manh mơ hồ nhưng lại giàu sức gợi, rất thơ, rất thi sĩ, đậm chất lãng mạn của người lính Hà Thành: "Có thấy hồn lau nẻo bến bờ / Có nhớ dáng người trên độc mộc".

+ Câu hỏi tu từ: “có thấy”, “có nhớ” dồn dập như gọi về biết bao kỉ niệm của một thời đã xa.

+ Nhân hóa: hình ảnh cây lau tưởng chừng như vô tri vô giác cũng mang hồn. Cách nhân hóa có thần đã khiến cho thiên nhiên trở nên đa tình và lãng mạn hơn.

+ Hình ảnh con người thấp thoáng trở về trong hồi ức của nhà thơ. Dáng ngồi “độc mộc” tạo nên hai cách hiểu: đó là vẻ đẹp riêng của con người Tây Bắc hay cũng là tư thế của những chiến sĩ Tây Tiến đang phải đối mặt với thách thức của thiên nhiên dữ dội? Dù hiểu theo cách nào, dáng người trong thơ Quang Dũng cũng luôn khảm sâu trong tâm trí nhà thơ, luôn hiên ngang kiêu hùng mà uyển chuyển, tài hoa và khéo léo.

+ "Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa": Hình ảnh đắt nhất: đóa hoa giữa dòng là hội tụ của cái nhìn đa tình vốn có trong tâm hồn người lính Hà Thành trẻ tuổi và vẻ thơ mộng của cảnh sắc nơi đây.

Hình ảnh “hoa đong đưa” khi đang “trôi dòng nước lũ” là hình ảnh không thể có trong thực tại nhưng lại rất hợp lí khi đặt giữa mạch cảm hứng trữ tình của bài thơ.

Bằng bút pháp lãng mạn và biện pháp nhân hóa, tác giả đã vẽ nên nét vẽ thần tình, thâu tóm trọn vẹn vẻ đẹp của Tây Bắc, gửi gắm vào đó cả nỗi niềm thương luôn cháy bỏng trong trái tim ông.

Bút pháp lãng mạn hào hoa, phép nhân hóa thần tình, cách dùng điệp từ khéo léo đã quyện hòa với nỗi nhớ chưa bao giờ nguôi ngoai trong sâu thẳm tâm trí nhà thơ về đồng đội và thiên nhiên miền Tây Tổ quốc, tất cả tạo nên điểm sáng lấp lánh của tâm hồn một người chiến sĩ thiết tha với Tây Tiến, với quê hương.

3. Kết bài

Câu hỏi trong lớp Xem thêm