giữa phân tích tác phẩm văn học và phân tích theo bình diện thi pháp có gì giống và khác nhau?
2 câu trả lời
* Giống nhau: đều là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
* Khác nhau
- Phân tích tác phẩm văn học: Giới thiệu chung về tác phẩm được phân tích như tác giả, xuất xứ tác phẩm, đánh giá tổng quát vê tác phẩm ấy. Thuộc thời kì văn học nào, thuộc thể loại nào, đã được đánh giá tổng quát ra sao. Điều này góp phần cho người viết xác định hướng phân tích tác phẩm.
- Phân tích theo bình dị thi pháp: cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Thi pháp chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện – điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”.
Giống nhau: đều là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
Khác nhau
- Phân tích tác phẩm văn học:
+Giới thiệu chung về tác phẩm được phân tích như tác giả, xuất xứ tác phẩm→đánh giá tổng quát về tác phẩm ấy.
+Thuộc thời kì văn học nào, thuộc thể loại nào, đã được đánh giá tổng quát ra sao.
- Phân tích theo bình dị thi pháp:
+ Bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản
+ Chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện – điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại…
+ Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức.