giáo dục an toàn giao thông có thể được tích hợp vào những môn học nào? khả năng nguyên tắc giáo dục tích hợp trong môn địa lí là gi
1 câu trả lời
Có nhiều cách hiểu về tích hợp; ở đây chúng tôi giới hạn cách hiểu tích hợp với hai bình diện: i) tích hợp như một hoạt động, trong đó có hoạt động dạy học và ii)tích hợp như một yêu cầu thiết kế nội dung giáo dục. Bình diện thứ nhất nghiêng về yêu cầu tích hợp trong phương pháp hoạt động, cách thức dạy học; bình diện thứ hai nghiêng về yêu cầu trong thiết kế tích hợp các nội dung khác nhau trong chương trình. Nói ngắn gọn tích hợp cần thực hiện ở cả nội dung và phương pháp dạy học.
Với ý nghĩa thứ nhất, tích hợp là một hoạt động trong đó chủ thể phải huy động đồng thời nhiều yếu tố, nhiều thành phần khác nhau trong một thể thống nhất nhằm đạt được một hay nhiều mục tiêu. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng; phát triển được năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quảmột vấn đềvà thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
Để tạo điều kiện tốt cho hoạt động dạy học tích hợp, cần chú ý cả trong thiết kế chương trình và biên soạn sách giáo khoa. Trong thiết kế chương trình cần chú ý lồng ghép các nội dung gần nhau, liên quan chặt chẽ với nhau từ các lĩnh vực/môn học
khác nhau trên cả 2 thành tố:
a)Yêu cầu cần đạt (chuẩn thực hiện/đầu ra)
b)Nội dung dạy học (chuẩn nội dung/đầu vào)
Với yêu cầu cần đạt, chương trình theo định hướng năng lực đòi hỏi người học phải thực hiện được, làm được, nói được, tạo ra được các sản phẩm chứ không chỉ dừng lại chỉ biết lý thuyết. Yêu cầu cần đạt về tích hợp nêu trong chương trình cần chỉ ra mức độ vận dụng các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực/môn học khác nhau trong việc thực hiện, giải quyết một vấn đề hoặc làm ra một sản phẩm…
Với nội dung dạy học cần xác định và trả lời câu hỏi: để giải quyết vấn đề đã nêu trong yêu cầu cần đạt, người học phải có những kiến thức, kỹ năng nào? Những kiến thức, kĩ năng ấy thuộc những lĩnh vực/môn học nào? Môn nào đảm nhiệm chính, môn nào góp phần và hỗ trợ? Từ đó phân phối các nội dung gần nhau và liên quan chặt chẽ với nhau cho từng môn học đảm nhận cũng như sắp xếp các nội dung này (ở các môn học theo hàng ngang)một cách phù hợp nhằm soi sáng, hỗ trợ cho nhau một cách hiệu quả nhất. Tránh tình trạng yêu cầu của môn Vật lý lớp 8 cần đến kiến thức về Toán nhưng kiến thức Toán đó lại mãi đến lớp 9 mới được học…
Khi xây dựng chương trình GDPT, xu hướng chung của các nước trên thế giới từ trước đến nay là tăng cường tích hợp, đặc biệt ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Thống kê của UNESCO[1] cho biết từ 1960 – 1974có 208/ 392 chương trình môn Khoa học (Science) được các nước xây dựng theo quan điểm tích hợp ở các mức độ khác nhau. Đầu thế kỷ XXI, nhiều nước khi tiến hành đổi mới chương trình GDPT đều hết sức coi trọng yêu cầu tích hợp, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các môn học( Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Úc, Pháp, Anh, Hoa Kì, Canada, Philippin,…). Trong các nước có nền giáo dục phát triển cao, Phần Lan đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục và đã triển khai thực hiện vào năm 2016. Chương trình giáo dục mới của Phần Lan[2] chủ trương triển khai tích hợp theo hướng “xác định mục tiêu dựa trên những yêu cầu về năng lực và tăng cường sự kết hợp giữa các môn học khác nhau”,“nghiên cứu về các hiện tượng hay chủ đề mà học sinh có hứng thú, ở đó yêu cầu liên kết, tổng hợp các kiến thức đã học trong nhiều môn học khác nhau theo hướng nghiên cứu liên môn (multi-disciplinary studies)”. Một trong những yêu cầu dạy học như là một giải pháp giúp học sinh cải thiện kết quả mà các nhà giáo dục Phần Lan khuyến cáo là “ Muốn HS hiểu bài hơn hãy kết hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều môn học khác nhau” [3]
Việc xây dựng CT được tiến hành theo hướng xác định các chủ đề gần gũi và thiết thực với HS từ đó huy động tri thức, kỹ năng từ nhiều môn học để thực hiện và giải quyết các chủ đề đó. Đây được coi là tiếp cận liên môn (multidisciplinary approach) như sơ đồ dưới đây: