giải thích cơ chế vận chuyển dòng mạch gỗ, mạch rây trong cây

2 câu trả lời

*Cơ chế vận chuyển các chất trong dòng mạch gỗ

Nước được vận chuyển từ rễ lên các bộ phận khác của cây nhờ sự phối hợp của 3 lực:

-Lực đẩy của rễ là áp lực sinh ra do hoạt động trao đổi chất ở rễ đẩy nước lên cao

- Lực hút do thoát hơi nước ở lá : khi tế bào khí khổng thoát hơi nước vào không khí nên các tế bào khí khổng sẽ bị mất nước do đó nó sẽ hút nước của các tế bào lân cận , dần dần hình thành một lực hút nước từ trên xuống dưới

-> Đây được coi là động lực chính

-Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: Nhờ liên kết giữa các nguyên tử hidro và oxy trong phân tử nước mà các phân tử nước được liên kết với nhau và liên kết với thành mạch

* Cơ chế vận chuyển dòng các chất mạch rây trong cây:

Nước và vận chuyển các chất trong dòng mạch rây nhờ cơ chế là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa có áp suất thẩm thấu thấp.

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

- Dòng mạch gỗ - dòng đi lên: vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, ngược chiều với trọng lực, do đó động lực của dòng mạch gồm áp suất rễ đẩy lên, lực thoát hơi nước ở lá kéo nước từ dưới lên và ngoài ra còn có lực liên kết giữa các phân tử nước giúp nước đi lên theo dòng.

- Dòng mạch rây - dòng đi xuống: vận chuyển các sản phẩm tạo ra ở lá, cùng chiều với trọng lực, do đó quá trình vận chuyển dễ dàng hơn, chủ yếu dựa vào chênh lệch áp suất thẩm thấu.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm