giá trị to lớn về tư tưởng lối sống của bác hồ đối với thanh niên học sinh

2 câu trả lời

Trong Di chúc, ngay sau phần nói về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Người nhấn mạnh: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên". Vì vậy, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin, bản lĩnh chính trị, qua đó xây dựng thế hệ trẻ có hoài bão, lý tưởng, khát vọng và trách nhiệm để xứng đáng làm chủ nước nhà theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thực hiện lời di huấn của Người, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò, vị trí của thanh niên trong các giai đoạn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng luôn đặt niềm tin vững chắc vào thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới đất nước. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; chú trọng chỉ đạo xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, xứng đáng là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng.

50 năm qua, các lớp thế hệ thanh niên luôn là lực lượng xung kích trên tất cả các mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá…đất nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các thế hệ thanh niên Việt Nam tiếp tục một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, anh dũng chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc và “Năm xung phong” ở miền Nam là những minh chứng hào hùng về lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, lòng kiên trung và ý chí quyết tâm của thanh niên Việt Nam.

Ngay sau ngày toàn thắng, non sông thống nhất, đất nước bước vào công cuộc tái thiết. Đoàn viên, thanh niên cả nước đã bắt tay vào những nhiệm vụ mới, quyết tâm biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục là ngọn đuốc soi đường cho thanh niên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, các bạn trẻ đã tình nguyện đi xây dựng kinh tế mới, thi đua lao động vượt mức kế hoạch, thi đua tiết kiệm, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thi đua quyết thắng, thi đua học tập và xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa, cùng với cả nước vượt qua khủng khoảng kinh tế xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới…. Dấu ấn của thanh niên đã được ghi lại trên công trình thanh niên cộng sản thủy điện Hòa Bình và biết bao công trình thanh niên khác ở khắp mọi miền đất nước.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đoàn Thanh niên đã phát động nhiều phong trào để giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi, điển hình như “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”, “Tiến quân và khoa học kỹ thuật”, “Thanh niên tình nguyện”... Và hôm nay, đoàn viên thanh niên cả nước đang hăng hái thi đua, thực hiện hai phong trào hành động cách mạng: “xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Nhiều chương trình tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh được triển khai, phát huy hiệu quả to lớn như xóa cầu khỉ; xây dựng cầu giao thông nông thôn, miền núi; xây dựng làng thanh niên lập nghiệp, đảo thanh niên; triển khai các dự án đưa trí thức trẻ tình nguyện về nông thôn, miền núi. Phong trào “tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, “thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị” được triển khai rộng khắp, có hiệu quả, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận.

Thực tiễn công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân có cách làm sáng tạo, thường xuyên và liên tục, trong đó nổi bật là sự chủ động đầu tư lựa chọn nội dung phù hợp với đặc thù của địa phương, đơn vị, sự sáng tạo trong việc đề ra giải pháp phù hợp với yêu cầu của việc học tập Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.

“Học tập và làm theo lời Bác” đi vào chiều sâu, lan tỏa đến từng đoàn viên, thanh thiếu nhi, các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã định hướng các hoạt động với nhiều hình thức đa dạng phù hợp với từng đối tượng, trong đó: Đối với đội viên, thiếu nhi, tập trung vào các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, đạo đức lối sống, định hướng giá trị học tập tốt, rèn luyện tốt. Tập trung các giải pháp sáng tạo thực hiện phong trào “Thiếu nhi Việt Nam làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” gắn với chương trình hoạt động Đội; tổ chức các hoạt động vì đàn em, ngày cùng hành động “Vì đàn em thân yêu”; Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ”, Liên hoan “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt”, Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe, tiến bước lên Đoàn”, Hội thi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”... Đối với đoàn viên, thanh niên khu vực trường học: Học sinh các trường trung học phổ thông, trung tâm Giáo dục thường xuyên, trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp học tập về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với giáo dục công dân, đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt phong trào “Khi tôi 18”, danh hiệu “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”. Đối với sinh viên các học viện, các trường đại học, cao đẳng tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, phát huy khả năng tìm tòi, tính sáng tạo gắn với chuyên ngành học tập; đổi mới phương pháp học tập, trung thực trong thi cử; thực hiện có hiệu quả phong trào “Sinh viên 5 tốt”. Giảng viên, giáo viên trẻ thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”, nâng cao chất lượng giảng dạy, tự nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa học. Đối với đoàn viên, thanh niên khu vực công nhân lao động: Thanh niên công nhân sản xuất trực tiếp thực hiện phong trào “4 nhất”, phát huy vai trò xung kích trong lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm cùng với doanh nghiệp giải quyết những vấn đề khó khăn tại đơn vị. Cán bộ, công chức, viên chức: thực hiện phong trào “3 trách nhiệm” gắn với việc hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ, tích cực tham gia cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, nêu cao ý thức trách nhiệm hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Y, bác sĩ trẻ thực hiện cuộc vận động “Thầy thuốc trẻ tiêu biểu” gắn với rèn luyện y đức, y nghiệp, tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Đối với đoàn viên, thanh niên khu vực địa bàn dân cư: Xung kích xây dựng văn minh đô thị, nông thôn mới, góp phần giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh phong trào xây dựng khu phố, ấp “An toàn - Sạch đẹp - Văn minh - Nghĩa tình” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, vận động thanh niên thực hiện tốt Luật Nghĩa vụ quân sự, tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên, triển khai thực hiện hiệu quả chương trình “Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới”. Đối với đoàn viên, thanh niên khu vực lực lượng vũ trang: Phát huy vai trò nòng cốt trong tham gia bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thông qua phong trào “Thi đua học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an Nhân dân”; phong trào “Thanh niên Lực lượng vũ trang xung kích, sáng tạo, vươn tới những đỉnh cao”.

Học tập chính là hoạt động tiếp thu tri thức của mỗi cá nhân, là tiền đề quan trọng dẫn tới sự phát triển ở mỗi con người. Quá trình học tập bao gồm học tại trường, lớp, ở những giai đoạn nhất định của cuộc đời và tự học suốt cả cuộc đời mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, còn sống còn phải học. Đây là biện pháp tốt nhất để nâng cao trình độ hiểu biết, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng. “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu khó học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình”(1). Trong học tập, cần kết hợp cả học tập ở trường, ở lớp và tự học.

Bản chất của tự học là một quá trình học tập không trực tiếp có giảng viên. Tự học là lao động khoa học, vất vả hơn rất nhiều so với quá trình học có giảng viên, bởi người học phải độc lập xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập, tự tìm hiểu, phân tích những kiến thức trong sách vở, tài liệu để tiến tới làm chủ tri thức. Nếu thiếu sự kiên trì, lòng quyết tâm và sự nghiêm túc của bản thân, thì sẽ không thể thực hiện được kế hoạch học tập do mình đặt ra. Chính việc tự học sẽ giúp mỗi người nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích vào cuộc sống. Và, tự học còn giúp cho mỗi người trở nên năng động, sáng tạo, không phụ thuộc vào người khác, từ đó hạn chế những khuyết điểm và hoàn thiện bản thân. Càng cố gắng tự học, con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức. Để việc tự học đạt kết quả tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi người cần phải xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải hiểu rõ: “Học để làm gì? Học để sửa chữa tư tưởng... Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng... Học để tin tưởng... Học để hành...”

Câu hỏi trong lớp Xem thêm