Giá trị của bài thơ câu cá mùa thu trong nền văn học dân tộc?

1 câu trả lời

Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước. Dù ở quê nhà nhưng vẫn thấy lạc lõng, cô đơn trước thực tại. Lạc lõng là bởi không thực hiện được chí nguyện của người đi học. Lạc lõng là bởi nỗi lòng sâu thẳm ấy không thể thổ lộ cùng ai. Chỉ có đất trời mới thấu hiểu. Đó cũng là tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc của Nguyễn Khuyến vậy. Câu cá mùa thu rất thành công với lớp ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu giá trị biểu cảm. Cách miêu tả cảnh vật  tinh tế với bút pháp điểm nhãn đày tính nghệ thuật. Từ láy tạo hình lơ lững, tẻo teo… thể hiện mạnh mẽ sức mạnh tạo hình. Cách gieo vần eo gợi sự nhỏ hẹp của không gian thu ở làng quê, sự vắng lặng, thu nhỏ dần của không gian, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc. Hơn thế, nhà thơ còn sử dụng nhiều từ chỉ mức độ độc đáo: lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, lơ lửng, xanh ngắt, vàng teo, quanh co,…Kếp hợp với bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh. Vận dụng tài tình nghệ thuật đối thanh đối ý. Mùa thu câu cá thật xứng đáng là một tuyệt phẩm đặc sắc của làng thơ Việt Nam từ xưa đến nay. Bài thơ thể hiện sự hòa hợp giữa vẻ đẹp u tĩnh của cảnh sắc mùa thu với nỗi lòng u uẫn của một người muốn giữ phẩm giá trong sạch giữa cuộc đời rối ren, loạn lạc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm