Ghi đáp án + giải thích Câu 1: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là khái niệm của A. Pháp luật. B. Quy chế. C. Quy định D.Pháp lệnh. Câu 2: Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế? A. Công dân. B. Xã hội. C. Tổ chức. D. Nhà nước. Câu 3: Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng A. Ý chí của Nhà nước. B. Quyền lực Nhà nước. C. Ý thức tự giác của công dân. D. Dư luận xã hội. Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính thuyết phục. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 5: Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Cả A, B và C. Câu 6: Đặc trưng nào là đặc điểm phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính giáo dục, thuyết phục. Câu 7: Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là đảm bảo đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. Câu 8: Pháp luật mang bản chất của A. Giai cấp cầm quyền. B. Giai cấp tiến bộ nhất. C. Mọi giai cấp. D. Dân tộc. Câu 9: Pháp luật nước ta thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên A. Lĩnh vực kinh tế B. Lĩnh vực chính trị C. Lĩnh vực xã hội D. Tất cả mọi lĩnh vực Câu 10: Pháp luật ở bất kì xã hội nào đều mang A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội. B. Bản chất giai cấp và bản chất thời đại. C. Bản chất giai cấp và bản chất lịch sử. D. Bản chất giai cấp và bản chất dân tộc
2 câu trả lời
Câu 1: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là khái niệm của
A. Pháp luật.
B. Quy chế.
C. Quy định
D.Pháp lệnh.
Giải thích : Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm pháp luật.
Câu 2: Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế?
A. Công dân.
B. Xã hội.
C. Tổ chức.
D. Nhà nước.
Giải thích : Trách nhiệm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân bao gồm trách nhiệm của Nhà nước và trách nhiệm của công dân.
Nhà nước ban hành luật và các quy định để công dân có căn cứ pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình còn công dân có trách nhiệm thực thi những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân, chỉ có như vậy mới bảo đảm thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 3: Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng
A. Ý chí của Nhà nước.
B. Quyền lực Nhà nước.
C. Ý thức tự giác của công dân.
D. Dư luận xã hội.
Giải thích : Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính thuyết phục.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Giải thích : Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 5: Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Cả A, B và C.
Giải thích : Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.
Câu 6: Đặc trưng nào là đặc điểm phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính giáo dục, thuyết phục.
Giải thích : Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc chung đối với tất cả mọi cá nhân.
Câu 7: Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là đảm bảo đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
Giải thích : Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên nhằm đảm bảo đặc trưng tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, nhằm tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Câu 8: Pháp luật mang bản chất của
A. Giai cấp cầm quyền.
B. Giai cấp tiến bộ nhất.
C. Mọi giai cấp.
D. Dân tộc.
Giải thích :
Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
Câu 9: Pháp luật nước ta thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên
A. Lĩnh vực kinh tế
B. Lĩnh vực chính trị
C. Lĩnh vực xã hội
D. Tất cả mọi lĩnh vực
Câu 10: Pháp luật ở bất kì xã hội nào đều mang
A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp và bản chất thời đại.
C. Bản chất giai cấp và bản chất lịch sử.
D. Bản chất giai cấp và bản chất dân tộc
Giải thích : Các đặc trưng của pháp luật cho thấy pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội.
C1:A
->Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
C2:D
->Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
C3:B
->Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
C4:C
->Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C5:A
->Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.
C6:B
->Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc chung đối với tất cả mọi cá nhân
C7:C
->Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên nhằm đảm bảo đặc trưng tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, nhằm tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
C8:A
->Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
C9:D
->Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực.
C10:A
->Các đặc trưng của pháp luật cho thấy pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội.
#ShuProVip ~Chị em cây khế~