Em hãy nêu nguyên nhân và diễn biến chính của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. 2/ Em hãy nêu nguyên nhân và diễn biến chính của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. 3/ Em hãy nêu nguyên nhân và diễn biến chính của chiến dịch “ Bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa năm 1988”. 4/ . Những thành tựu và hạn chế trong việc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ năm 1990 đến nay. 5/ Mục tiêu, quan điểm, lực lượng, sức mạnh, phương châm, phương thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
1 câu trả lời
lời giải
2.
3h30 phút ngày 17-2-1979, quân Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ của nước ta, sau đó huy động 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam. Số quân Trung Quốc tham chiến lúc này được cho nhiều hơn các đạo quân xâm lược trước đó (thời điểm cao nhất, quân Mỹ huy động trên chiến trường Việt Nam gần 550.000 quân, Pháp 250.000 quân...).
Ngay từ những năm đầu Việt Nam thống nhất đất nước, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai gây tình hình căng thẳng, phức tạp trên vùng biên giới phía Bắc Việt Nam.
Từ tháng 5-1978, Trung Quốc vô cớ dựng lên “sự kiện nạn kiều”, thực chất là dụ dỗ, đe dọa, lần lượt cưỡng ép gần 20 vạn Hoa Kiều đang sống yên ổn ở Việt Nam về nước. Tiếp đó, Trung Quốc trắng trợn vu cáo Việt Nam ngược đãi, khủng bố xua đuổi Hoa Kiều, rút chuyên gia, gây ra tình hình hết sức căng thẳng.
Cùng với đó, Trung Quốc tăng cường làm đường cơ động, xây dựng căn cứ, hệ thống kho trạm, vận chuyển tập kết vật chất, sơ tán nhân dân về phía sau. Đồng thời, thực hiện các hoạt động nghi binh, đề ra kế hoạch “dạy cho Việt Nam một bài học” và chuẩn bị chiến tranh “trừng phạt Việt Nam”.
Họ tuyên bố lừa mị dư luận trong nước và quốc tế rằng chỉ sử dụng lực lượng “Bộ đội biên phòng” để thực hiện “phản kích tự vệ”, bởi Việt Nam gây ra xung đột “lấn chiếm đất đai”, “quấy rối biên cương” phía Nam. Thực tế, trên vùng biên giới Việt-Trung không có lực lượng vũ trang nào của Việt Nam được triển khai gây sức ép đến mức buộc Trung Quốc phải “tự vệ”, chỉ có phía Trung Quốc chuẩn bị lực lượng quy mô lớn đánh Việt Nam.
Quân và dân Việt Nam phải dùng quyền tự vệ chính đáng
Trước diễn biến căng thẳng trên vùng biên giới phía Bắc, Đảng và Nhà nước ta kiên trì chủ trương giải quyết bằng biện pháp hòa bình, đồng thời, khẩn trương tăng cường lực lượng, đẩy mạnh xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước, nhất là khu vực Quân khu 1, Quân khu 2.
Ảnh tư liệu về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.
Bất chấp nỗ lực bằng con đường hòa bình của ta, dưới sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Trung Quốc, từ 3h30 phút ngày 17-2-1979 quân Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ của nước ta, sau đó huy động lực lượng lớn (hơn 600.000 quân) tiến công sang lãnh thổ của Việt Nam. Hướng tấn công chủ yếu là Lạng Sơn và Cao Bằng; hướng quan trọng là Lào Cai (Hoàng Liên Sơn); hướng phối hợp là Phong Thổ (Lai Châu); hướng nghi binh, thu hút lực lượng ta là Quảng Ninh và Hà Tuyên.
Mở đầu cuộc tiến công, trên mặt trận Lạng Sơn, đối phương sử dụng các Quân đoàn 43, 55, và 54 (dự bị), có 160 xe tăng, xe bọc thép, 350 pháo cơ giới, chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chắt (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng. Trên mặt trận Cao Bằng, phía Trung Quốc huy động 3 quân đoàn (trong đó một quân đoàn làm lực lượng dự bị), hai trung đoàn địa phương, 4 trung đoàn độc lập, 225 xe tăng, xe bọc thép, hơn 300 pháo cơ giới,...
Trước cuộc tiến công quy mô lớn của Trung Quốc, Chính phủ ta đã ra tuyên bố nêu rõ: Nhà cầm quyền Trung Quốc đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân, phá hoại nghiêm trọng tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước và khẳng định “Quân và dân Việt Nam không có còn con đường nào khác là phải dùng quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả”.
Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, quân và dân ta, nhất là ở các tỉnh Việt Bắc, Tây Bắc một lần nữa phát huy cao độ truyền thống cách mạng, sát cánh cùng các lực lượng vũ trang, kiên quyết chiến đấu, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Bẻ gãy nhiều mũi tiến công
Trải qua hơn 10 ngày chiến đấu, lực lượng vũ trang Quân khu 1, Quân khu 2 và nhân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã anh dũng đánh trả quyết liệt các đợt tiến công của quân Trung Quốc.
Ta đã bẻ gãy nhiều mũi tiến công, tiêu diệt nhiều sinh lực và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, làm chậm ý đồ đánh nhanh, chiếm nhanh các mục tiêu theo kế hoạch ban đầu, buộc quân Trung Quốc phải đưa lực lượng dự bị chiến lược hỗ trợ, cứu nguy cho lực lượng bị bao vây, cô lập ở Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai.
(Ảnh Tư liệu)
Do không đạt được mục đích đề ra, bị quân và dân các tỉnh biên giới giáng trả mạnh mẽ, bị tổn thất nặng nề, đồng thời bị dư luận tiến bộ trên thế giới và trong nước lên án mạnh mẽ, ngày 5-3-1979, Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân trên tất cả các hướng. Đến ngày 18-3-1979 về cơ bản Trung Quốc đã rút quân khỏi nước ta.
Tuy nhiên, mặc dù tuyên bố rút quân, nhưng trên thực tế từ sau ngày 18-3-1979, phía Trung Quốc vẫn chiếm đóng trái phép một số điểm cao thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên có nơi sâu từ 200 đến 500m, thường xuyên gây xung đột vũ trang làm cho tình hình luôn căng thẳng, kéo dài đến năm 1989.
Từ tháng 4-1984 đến tháng 5-1989, Trung Quốc đã đưa hơn 500.000 quân đánh chiếm biên giới Vị Xuyên. Mặt trận Vị Xuyên- Hà Tuyên trở thành vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến chống xâm lấn biên giới. Đến giữa năm 1984, quân Trung Quốc lần lượt chiếm đóng trái phép nhiều cao điểm của Việt Nam thuộc tỉnh Hà Giang.
Tháng 7-1984 về sau, Vị Xuyên tiếp tục là mặt trận ác liệt, hai bên giành giật nhau từng vị trí trên các điểm cao. Đỉnh điểm diễn ta vào đầu năm 1985, có ngày quân Trung Quốc bắn tới 30.000 quả đại bác vào Vị Xuyên trong khoảng rộng 5km, sâu 3km
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (tính từ 17-2 đến ngày 18-3-1979), quân và dân ta đã gây tổn thất cho 9 quân đoàn chủ lực, loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn quân, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng và xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự. Cuộc chiến đấu anh dũng ở khu vực biên giới phía Bắc của tổ quốc đã chứng minh một sự thật lịch sử: Nhân dân Việt Nam không bao giờ chịu quỳ gối trước bất kỳ thế lực xâm lược ngoại bang nào./.
Bài học kinh nghiệm:
Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối vơi Quân đội và sự nghiệp quốc phòng, quân sự, trọng tâm là củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh.
Nhạy bén trong phân tích, đánh giá tình hình, nhận rõ đối tác, đối tượng của cách mạng, luôn nên cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH vơi củng cố, tăng cường tiềm lực, thế trận quốc phòng, an ninh, nhất là ở những địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Chú trọng xây dựng quân dội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có sức mạnh tổng hợp ngày càng cao, làm nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
3.
Xung đột giành quyền kiểm soát tại Quần đảo Trường Sa 1988 là sự kiện xung đột tại khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988 khi Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tấn công vũ trang hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma, bấy giờ đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam cho người bảo vệ và đang xây dựng công trình trên các đảo này. Sự kiện xảy ra khi mà dư luận thế giới đang tập trung vào tình hình Campuchia, trước khi các nước ASEAN lắng dịu lại quan hệ với Việt Nam trong vấn đề Campuchia.[9]
Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ và xây dựng công trình trên các bãi đá. Phía Trung Quốc cho quân đổ bộ ngăn chặn, nổ súng để giật cờ Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma, sau đó lại dùng pháo trên chiếm hạn bắn vào tàu vận tải hải quân Việt Nam (không có pháo để tự vệ), khiến cuộc chiến nổ ra vào sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988.[10][11] Phía Việt Nam bị mất ba tàu vận tải của Hải quân, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại một số xuồng đổ bộ, thương vong 25 thủy binh. Sau đó, Trung Quốc đổ quân chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền. Phía Trung Hoa Dân Quốc (tại đảo Đài Loan) đã bày tỏ quan điểm ủng hộ quân đội Trung Quốc ở trong trận này.
Trong các tài liệu của Hải quân Việt Nam, sự kiện này là một phần trong các hoạt động "bảo vệ chủ quyền" trong Chiến dịch CQ-88 (Chủ quyền-88). Nhiều tài liệu Việt ngữ gọi vắn tắt sự kiện này là Hải chiến Trường Sa hoặc Thảm sát Gạc Ma. Các tài liệu Trung Quốc gọi sự kiện này là Xích Qua tiêu hải chiến (赤瓜礁海战), Nam Sa chi chiến (南沙之戰) hoặc "3·14" hải chiến ("3·14"海战).