Em hãy kể lại một câu chuyện về truyền thống quê hương mình giúp mik vs :/

2 câu trả lời

 

Đề: Em hãy kể lại một câu chuyện về truyền thống quê hương mình

Bài làm

      Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.

      Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang "Cố lên...! Cố lên..." như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

        Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

Cái bài này là hồi trưa mình vừa làm xong nên nộp cho bạn sớm nha !!!

Chúc bạn học thật tốt nha !!!

  1. Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam. Ngay tết cổ truyền có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự nghỉ ngơi của con người sau 1 năm làm việc mệt mỏi, và cầu mong một năm mới ăn khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt. ngày tết cổ truyền quan trọng nhất là ba ngày tết,

    Ngày thứ nhất: “Ngày mồng Một tháng Giêng”

    • Đây là ngày đầu tiên của một năm
    • Là một ngày rất quan trọng
    • Vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà khi chưa có người xông đất
    • Mọi người thường cúng vào ngày này để gia đình cùng som họp
    • Tục lệ “ mùng một tết cha” thì những người trong gia đình về thăm gia đình

    Ngày thứ 2: “Ngày mồng Hai tháng Giêng”

    • Vào ngày này thường có những lễ cúng tại gia
    • Tục lệ “ mồng hai tết mẹ”

    Ngày thứ 3: “Ngày mồng Ba tháng Giêng”

    Theo tục “ ngày mùng ba tết thầy” thì học trò sẽ đến thăm thầy cô của mình

    • Đây là một lễ rất có ý nghĩa của dân tộc Việt Nam
    • Chúng ta nên duy trì ngày lễ quan trọng này

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước