em hãy giới thiệu về tục lì xì ngày tết GIÚP MIK VS
2 câu trả lời
Phong tục tập quán lì xì ngày Tết của Việt Nam là kết quả của quá trình du nhập văn hóa từ Trung Quốc. Những đồng tiền may mắn được lì xì trong năm mới tượng trưng cho lời chúc của người lì xì đến người được nhận lì xì. Vào ngày Tết, đặc biệt là trẻ con sẽ được nhận những phong bao lì xì. Bình thường phong bao sẽ là màu đỏ tượng trưng cho may mắn và có in hình con vật tượng trưng cho năm đó bắt mắt vô cùng. Trong những phong bao đó sẽ là những đồng tiền may mắn. Những đồng tiền đó có thể ko nhiều nhưng nên mới tinh vì nó là lời chúc năm mới. Khi đi chúc Tết, trẻ con sẽ được nhận những phong bao như vậy với lời chúc học giỏi, mạnh khỏe. Người già nhận phong bao lì xì với lời chúc mạnh khỏe sống lâu trăm tuổi cùng con cháu. Thực tế, ai cũng nên được nhận lì xì từ người khác vì nó là lời chúc đầu năm. Và khi mỗi người chúng ta trao lì xì đến người khác tức là chúng ta đang trao những lời chúc tốt đẹp đến họ.Tóm lại, phong tục lì xì đầu năm là 1 phong tục đẹp của người dân VN. Nó tượng trưng cho những lời chúc người thân trao đến nhau trong dịp đầu năm.
Từ xa xưa, ở nước ta thường có tập tục người lớn nhân ngày đầu năm tặng các em những đồng tiền lì xì để mừng tuổi, cho đến nay phong tục ấy vẫn tồn tại như một truyền thống mang tính lịch sử.Trong cổ thư “Đồng tiền lì xì mừng tuổi” đó được gọi là áp tuế tiền. Ngày xưa “áp tuế tiền” là những đồng tiền được xỏ xâu lại với nhau cột bằng sợi chỉ đỏ, có hình dạng con rồng hoặc thanh kiếm. Phía trên các đồng tiền có chạm các hình tượng gắn liền với cuộc sống như chim, hoa, cỏ… “áp tuế tiền” được đặt ở chân giường hoặc bên cạnh gối ngủ nhằmngănchặntàma,yêuquáibảovệtrẻemđượcbìnhyên.
Theo thời gian các hình vẽ trên đồng tiền được biến đổi dần để trở thành một tập tục mang đậm tính dị doan quái gỡ. nhưng thay vì những xâu tiền họ biến đổi thành những bao tiền lì xì đỏ.
Qua sử sách. những đồng tiền được đúc bằng đồng hay bạc thuở xưa, ngày nay rất khó tìm thấy, một đồng áp tuế chính thống của Trung Hoa hiện còn tàng trữ ở viện bảo tàng Bắc Kinh và Đài Bắc. Các đồng tiền này bao gồm nhiều loại khác nhau như: Ngoại điển, tạp điển… Tuy nhiên, các hình dạng tiền có chữ hoặc hình ảnh vẫn chiếm phần lớn người ta gọi đó là "các ngôn tiền". Có nghĩa là đồng tiền có những chữ tốt. "Các ngôn tiền" thường có những dòng chữ nối như "Phước – Lộc – Thọ – Toàn", "Trang nguyên cặp đệ", "Phước như Đông Hải"… còn mặt trái là những hình ảnh nỗi như hình ông Thọ, con nhện, con dơi…
Ngày nay, phong tục "lì xì" bằng những đồng tiền giấy lưu hành bỏ trong những phong bì gọn, nhỏ màu đỏ xinh xắn đã hoàn toàn thay thế cho "Áp tuế tiền" ngày trước.
Tục phong bì mừng tuổi trẻ em, trên sáu mươi năm trước báo Phong Hóa đã có bài chế diễu – và sau Cách mạng tháng Tám, nó đã mất đi khá lâu ở nhiều địa phương có nếp sống mới. Nhưng những năm gần đây, nó cũng đã trở lại gần khắp mọi nơi. Đi chúc tết, gặp những cháu bé người ta đưa mừng tuổi mỗi cháu một phong bì có tiền ở bên trong.