em hãy đánh giá những đóng góp của bộ phận sĩ phu yêu nước việt nam từ sau năm 1884

2 câu trả lời

I. Phong trào Cần Vương bùng nổ1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần vương

=>Chiếu Cần Vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, kéo dài liên tục trong 10 năm mới chấm dứt. 

* Nhận xét chung

- Tính chất của phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp mang tính ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

- Lực lượng lãnh đạo phong trào Cần Vương là các văn thân sĩ phu yêu nước. Họ liên kết với các thổ hào địa phương, tập hợp đông đảo nhân dân trong vùng chống Pháp.

- Mục tiêu của phong trào là chống Pháp, giành độc lập, khôi phục lại trật tự xã hội phong kiến cũ.

- Lực lượng tham gia chủ yếu là các văn thân sĩ phu và nông dân.

- Hình thức đấu tranh là vũ trang bạo động.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Nguyên nhân khách quan: Thực dân Pháp đang trong thời kỳ phát triển đế quốc chủ nghĩa, đã củng cố được nền thống trị thuộc địa nên lực lượng rất mạnh.

+ Nguyên nhân chủ quan:

Phong trào Cần Vương là phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ phong kiến, một ngọn cờ đã lỗi thời nên không còn đủ sức lôi kéo, tập hợp đoàn kết nhân đân đánh giặc.

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương nhìn chung diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cuộc khởi nghĩa để tạo ra sức mạnh tổng hợp.

Phong trào Cần vương thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo để đưa ra đường lối cứu nước đúng đắn…

- Ý nghĩa phong trào Cần vương

+ Phong trào thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí quật cường của nhân dân ta mà chủ yếu là nông dân nhằm thực hiện mục tiêu cao cả chống thực dân Pháp cứu nguy cho Tổ quốc.

+ Tuy cuối cùng thất bại nhưng phong trào có tác dụng cổ vũ  mạnh mẽ tinh thần yêu nước và đấu tranh của nhân dân ta.

+ Đó là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn cho trào lưu dân tộc chủ nghĩa mới ra đời trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX.

- Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX nói chung và phong trào Cần vương nói riêng đã cho thấy con đường đấu tranh theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến đã không còn phù hợp, không mang lại thành công. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam đặt ra yêu cầu cần phải tìm ra con đường đấu tranh mới để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

II. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 -1892)

=>Kết quả, ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, nhất là về phương thức tổ chức hoạt động và tác chiến trên địa hình đồng bằng, đất hẹp, người đông.

* Kết quả - ý nghĩa

- Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, nghĩa quân mở đường máu rút ra ngoài. Sáng 21/01/ 1887, địch chiếm được căn cứ.  Nghĩa quân rút lên Mã Cao, sáp nhập với nghĩa quân Cầm Bá Thước.

- Nhiều thủ lĩnh hy sinh hoặc bị bắt. Đinh Công Tráng cố gây dựng lại phong trào. Năm 1887, ông bị Pháp giết hại, khởi nghĩa tan rã.

Nghĩa quân Ba Đình bị bắt

* Điểm mạnh của cuộc khởi nghĩa

- Xây dựng kiên cố độc đáo, khó tiếp cận,

- Thuận lợi cho việc kiểm soát các tuyến giao thông.

* Điểm yếu

Thủ hiểm ở một chỗ dễ bị cô lập,  dễ bị bao vây ,chỉ có thể áp dụng lối đánh chiến tuyến, tập kích, phục kích, không cơ động linh hoạt.

3. Khởi nghĩa Hương Khê

- Kết quả - ý nghĩa:

+ Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, có quy mô rộng lớn, tổ chức tương đối chặt chẽ, lập được nhiều chiến công và gây cho địch tổn thất nặng nề. Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân.

+ Khởi nghĩa Hương Khê thất bại do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nghĩa quân chưa biết liên kết, tập hợp lực lượng, phát triển thành phong trào toàn quốc. Đó cũng chính là những hạn chế của thời đại, của bộ phận lãnh đạo phong trào Cần Vương nói chung.

Phan Đình Phùng

4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)

- Kết quả - ý nghĩa:

+ Khởi nghĩa Yên Thế là một phong trào đấu tranh tự vệ chống Pháp lớn nhất của nông dân trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sự tồn tại bền bỉ của phong trào đã nói lên tiềm năng, ý chí và sức mạnh to lớn của nông dân. Nhưng nông dân chỉ có thể trở thành lực lượng cách mạng thực sự khi được giai cấp tiên tiến dẫn đường.

+ Mặc dù bị thất bại, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế vẫn có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập, tự do của đất nước, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.

-Phong trào cần vương thì:

+phong trào vẫn được duy trì và dần tạo thành những khởi nghĩa lớn có quy mô

+ Tuy cuối cùng thất bại nhưng phong trào có tác dụng cổ vũ  mạnh mẽ tinh thần yêu nước và đấu tranh của nhân dân ta.

+ Đó là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn cho trào lưu dân tộc chủ nghĩa mới ra đời trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX

Trong đó kể đến:

-Khởi nghĩa bãi sậy:

+Cuộc khởi nghĩa này đã kế tục truyền thống yêu nước, bất khuất của ông cha, cổ vũ nhân dân ta tiếp tục đấu tranh

+Bên cạnh đó, khởi nghĩa Bãi Sậy cũng đã để lại nhiều lại bài học bổ ích, nhất là phương thức hoạt động và hình thức tác chiến du kích ở một đồng bằng đất hẹp người đông.

-Khởi nghĩa hương khê:

+Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm sâu sắc

+Có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

-Khởi nghĩa yên thế:

- Nó tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam

- Có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía bắc của thực dân Pháp.

Chúc bn hok tốt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm