Dựa vào nhận định sau: "Nội dung giáo dục an toàn giao thông được lồng ghép, tích hợp trong các môn học, hoạt động giáo dục một cách phù hợp sẽ đảm bảo cho việc giáo dục an toàn giao thông được liên tục, đa dạng và tránh cho học sinh bị quá tải". Em hãy nêu ý kiến của cá nhân về nhận định nêu trên?
2 câu trả lời
Trong các giờ chào cờ đầu tuần, Trường THCS Vĩnh Chân đã chủ động lồng ghép, tích hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT cho gần 500 học sinh. Em Bùi Mai Linh - học sinh lớp 8A cho biết: Hằng ngày, chúng em đến trường đều phải tham gia giao thông, do đó việc nắm bắt và thực hiện nghiêm túc Luật ATGT rất cần thiết. Ngoài những giờ học trên lớp, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền ngoại khóa cho học sinh toàn trường. Trong những buổi tuyên truyền, bằng các tiểu phẩm, tình huống xảy ra trong thực tế, giúp chúng em ghi nhớ, hiểu rõ hơn về Luật giao thông đường bộ, từ đó nâng cao ý thức chấp hành đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh.
Xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đảm bảo an toàn về mọi mặt cho cán bộ, giáo viên và học sinh, trong đó đảm bảo an toàn giao thông được đặt lên hàng đầu bởi địa bàn rộng, trường có 2 điểm trường, học sinh học từ lớp 3 đến lớp 5 chủ yếu là tự đi học, những năm qua, Trường Tiểu học Vĩnh Chân thường xuyên triển khai lồng ghép trong các giờ học chính khóa và ngoại khóa về quy tắc đảm bảo trật tự ATGT, đồng thời lồng ghép tuyên truyền vào các buổi chào cờ đầu tuần; phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức các buổi tuyên truyền, nói chuyện về ATGT. Trường đã thành lập đội tự quản đảm bảo ATGT ở cổng trường; hướng dẫn phụ huynh đưa đón con em đúng nơi quy định; cho các khối lớp tan học khác giờ với trường THCS trên địa bàn để tránh ùn tắc. Bên cạnh đó, nhà trường treo khẩu hiệu tuyên truyền, phát huy vai trò của đội tự quản xung kích; lớp nào có học sinh vi phạm sẽ bị nhắc nhở và hạ bậc thi đua...Với các giải pháp đồng bộ, thiết thực, đã mang lại hiệu quả, tác động mạnh mẽ vào ý thức học sinh và phụ huynh, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
Cùng với các trường trên địa bàn xã Vĩnh Chân, các nhà trường trên địa bàn huyện Hạ Hòa đều triển khai các hoạt động để đảm bảo trật tự ATGT. Ông Lê Ngọc Mười - Phó Trưởng Phòng GD&ĐT cho biết: Để đảm bảo trật tự ATGT tại các trường học, ngay từ đầu năm học, Phòng đã chỉ đạo các nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm, tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; đưa giáo dục ATGT vào các hoạt động ngoại khóa, chính khóa; phối hợp với công an hướng dẫn học sinh thực hiện an toàn giao thông. Các nhà trường đẩy mạnh thực hiện mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên”. Riêng đối với các trường mầm non, nội dung này được tích hợp với các chủ đề như bé với môi trường xung quanh, bé với gia đình... để tạo cho trẻ có nhận thức và thói quen về giao thông.
Ngoài ra, các nhà trường tiếp tục hưởng ứng, tích cực tham gia các cuộc thi “Giao thông học đường”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Bộ GD&ĐT phát động dành cho giáo viên, học sinh THCS, THPT năm học 2019-2020; tổ chức các buổi ngoại khóa dưới hình thức sân khấu khóa về ATGT, trong đó có phần thi nhận thức, tiểu phẩm, ca nhạc giúp học sinh dễ tiếp thu; treo pa nô, áp phích, khẩu hiệu; tổ chức ký cam kết giữa nhà trường với giáo viên và phụ huynh học sinh, học sinh với giáo viên...
Cùng với ngành GD&ĐT, lực lượng Công an huyện tăng cường tuyên truyền thực trạng về ATGT trên địa bàn, hướng dẫn học sinh tham gia giao thông đúng quy tắc; tuyên truyền về văn hóa giao thông; thường xuyên tuần tra, kiểm soát, kịp thời nhắc nhở, xử lý học sinh, phụ huynh vi phạm các lỗi như dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định, điều khiển phương tiện giao thông không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định...
Việc giáo dục an toàn giao thông chỉ là việc của nhà trường là của mỗi cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Để giáo dục an toàn giao thông trong trường học thì việc lồng ghép vào các tiết học, các môn học là điều cần thiết và hữu hiệu nhất. Đưa giáo dục an toàn giao thông vào bài giảng vào các hoạt động trong trường học sẽ khiến cho học sinh ghi nhớ và cũng có thể đưa ra những ý kiến, những sáng kiến để đảm bảo an toàn giao thông cho mình và mọi người. Nhưng việc đưa vào quá liên tục và đa dạng sẽ khiến cho học sinh quá tải về lượng kiến thức. Cần đưa vào đúng lúc đúng chỗ, phù hợp với các cấp học khác nhau đồng thời đa dạng hóa về hình thức truyền đạt để HS.