đóng vai ông 2 kể lại chuyện làng hay nhất

1 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý:

- Tả lại buổi trưa trời nắng, sau khi vỡ xong đám đất ngoài bờ suối, “tôi” nằm vật ra giường, mệt mỏi và nghĩ vẩn vơ…

- Nhưng rồi tất cả lại tập trung nhớ về cái làng chợ Dầu và muốn trở về làng của mình. 

  1. Thân bài:

- Kể lại cảnh “tôi” đi đến phòng thông tin:

+ Nghe lỏm xem có tin tức gì mới. Hôm nay may mắn gặp được một anh dân quân đọc rất to, nghe được rất nhiều tin vui về các chiến thắng của quân ta.

+ Tái hiện lại được tâm trạng rất náo nức của “tôi” khi ra khỏi phòng thông tin.

- Kể lại cảnh “tôi” gặp một đám người tản cư từ dưới Gia Lâm lên:

+ Qua câu chuyện với những người tản cư, “tôi” bàng hoàng biết tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian; miêu tả tâm trạng dằn vặt, đau đớn của “tôi” (Cổ họng nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, tưởng như không thể thở được. Tin tức ấy như sét đánh ngang tai khiến tôi chết lặng. Trấn tĩnh hồi lâu, tôi phải hỏi lại những người đi tản cư: Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ là … Thế nhưng, những người đi tản cư nói rành rọt quá, lại khẳng định vừa từ dưới Bắc Ninh lên; do đó, tôi chỉ còn biết đánh trống lảng: “Hà nắng gớm về nào” để trở về nhà. Vừa đi, vừa cúi gằm mặt, tôi tủi hổ với mọi người, chẳng dám nhìn vào mặt của ai…)

+ Kể lại cảnh im lặng, nặng nề của gia đình “tôi” vào buổi chiều và tối hôm đó. Tái hiện lại cuộc đối thoại giữa “tôi” và bà vợ trong đêm. (Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường, nước mắt cứ giàn giụa. Nhìn lũ con, tôi lại càng thương chúng, bởi chúng còn nhỏ, vô tội nhưng cũng sẽ bị người ta hắt hủi, rẻ rúng, coi thường. Tôi kiểm điểm lại trong đầu từng người làng chợ Dầu, ai mà chẳng có tinh thần cách mạng, tinh thần kháng chiến. Vậy mà… Tôi tức giận mà rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước hại dân để mà nhục nhã thế này?” Tối đến, tôi chẳng thiết ăn uống, chỉ cầu mong tin tức đó là giả. Ấy vậy mà vợ tôi lại nhắc đến. Tôi biết bà ấy lo, nhưng vẫn không muốn nói chuyện nên khi thì im lặng, khi thì nói nhát gừng cho xong chuyện. Chỉ sợ mụ chủ nhà nghe tiếng thì chẳng biết gia đình tôi sẽ đi đâu về đâu, cuộc sống sẽ như thế nào… Cứ thế, tôi thao thức, trằn trọc cả đêm mà không ngủ được…)

+ Kể lại thái độ của bà chủ nhà đối với vợ chồng “tôi” sau khi có tin làng chợ Dầu theo giặc. (Ngày nào mụ ấy cũng chửi những kẻ theo Việt gian bán nước, hại dân. Tôi biết mụ có ý nói đến nhà mình, nhưng phải nín nhịn. Chỉ vài hôm sau, mụ gọi tôi ra nói chuyện, có ý đuổi gia đình tôi đi vì không ai người ta chứa chấp cái giống Việt gian, tôi lẳng lặng chẳng nói lên lời. Trong tôi diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm: về làng hay không về làng? Cuối cùng, tôi quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”...).

+ Tái hiện lại tâm trạng “tôi” trước sự phản ứng của mụ chủ nhà và những người xung quanh về tin làng mình theo giặc.

+ Kể lại cuộc trò chuyện giữa nhân vật “tôi” và thằng Húc - cậu con trai út. (Chẳng biết giãi bày với ai, tôi chỉ còn biết trò chuyện với thằng Húc. Tôi hỏi nó:

- Nhà mình ở đâu?

- Nhà mình ở làng chợ Dầu ạ.

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực tôi rồi trả lời khe khẽ:

- Có ạ.

Tôi ôm thằng bé vào lòng rồi lại hỏi:

- À, thầy hỏi con nhé, thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bảo và rành rọt:

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! 

Tôi xúc động, nước mắt chảy ròng ròng. Tôi thủ thỉ nói với con:

- Ừ, đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm, ủng hộ kháng chiến con nhỉ…)

  1. Kết bài: Kể lại việc “tôi” gặp người đàn ông dưới quê lên và biết được tin sự thật làng chợ Dầu không theo giặc. Tái hiện lại tâm trạng, hành động, cử chỉ và ngôn ngữ vui mừng không tả xiết của “tôi” sau khi biết sự thật về làng mình không làm Việt gian.