đóng vai người cháu kể lại câu chuyện và bày tỏ nỗi nhớ nhà , nhớ quê hương của mình P/S ko đc chép mạng nha,đừng có viết lạc đề
2 câu trả lời
Mỗi lần đi ngang qua những cánh đồng của đất nước Nga mênh mông, rộng lớn, tôi lại nhớ đến quê hương Việt Nam thân thương của tôi.Nhất là vào những ngày tuyết rơi trắng xóa, thời tiết lạnh thấu xương, tôi run rẩy trong chiếc áo dày cộm ngồi bên lò sưởi. Nhưng lúc đó sao tôi lại thấy lò sưởi sao quen thuộc đến thế! Ngọn lửa ấm áp làm tôi nhớ đến cái bếp lửa của bà tôi quá !
Tôi sinh ra vào thời chiến tranh loạn lạc, cái thời kì mà đất nước bị chia cắt làm hai, cái thời kì mà đất nước bị giày xéo bởi gót giày của giặc. Gia đình tôi có một truyền thống yêu nước nồng nàn, nên từ khi tôi còn bé, bố mẹ tôi đã luôn rời xa tôi để đi phục vụ Tổ quốc ở nơi chiến khu gian nan, hiểm trở. Vì vậy tôi đã sống với bà từ những ngày thơ ấu. Tôi có những kỉ niệm không bao giờ quên với bà, đặc biệt là hình ảnh bà luôn gắn với cái bếp lửa ấp iu nồng đượm ấy. Bà thức dậy từ sớm tinh mơ để nhóm cái bếp lửa chờn vờn sương sớm, để nhóm lên cái ngọn lửa bởi tình bà cháu ấm áp, nồng đượm. Nghĩ về bếp lửa tôi lại thương bà tha thiết, sự tần tảo, vất vả của bà sao tôi có thể quên.
Còn nhớ lại cái năm tôi vừa mới lên bốn tuổi, năm ấy là năm 1945 – cái năm đói mòn đói mỏi. Tôi đã chứng kiến cái nạn đói len lỏi vào trong từng gia đình, gây nên cái chết thương tâm của hai triệu dân mình, cái chết như để thể hiện cho tội ác của chiến tranh, một thời kì đau khổ của dân tộc Việt Nam ta. Bố tôi thì đi đánh xe khô rạc ngựa gầy. Còn tôi thì vẫn ở với bà, bà nhóm bếp để khói xua tan cái mùi chết chóc. Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay! Cay vì mùi khói! Cay vì một thời kì bi thương, đói khổ, chết chóc của dân tộc ta!
Tám năm ròng tôi cùng bà nhóm bếp, bà bao bọc, che chở tôi, bà dạy tôi làm, bà chăm tôi học. Tôi lớn lên trong sự dạy dỗ, bảo ban của bà. Nhớ đến mùa hè năm ấy, tu hú kêu trên những cánh đồng xa, tiếng tu hú nghe sao mà tha thiết thế! Tiếng tu hú như khơi dậy những hoài niệm, những nhớ nhung mong nhớ trong tôi. Bà hay kể cho tôi nghe những ngày ở Huế, tôi luôn hào hứng, thích thú những câu chuyện của bà, từng giọng nói ấm áp của bà chạm đến trái tim tôi, cho tôi biết thương cảm, yêu thương người khác hơn. Nghĩ đến đây tôi liền trách thầm những con tu hú sao không ở cùng bà mà lại kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?
Cuộc sống tưởng như yên bình trôi qua trong mắt đứa trẻ như tôi, nhưng không ngờ năm đó là năm giặc càn quét dữ dội, chúng để lại một kí ức in mãi trong tâm trí tôi. Chúng đốt làng cháy tàn cháy rụi, hình ảnh làng xóm lại trở về lầm lụi, may thay bà tôi sống có nghĩa có tình, được hàng xóm đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh trên đống tro tàn. Lúc đó tôi sợ đến òa khóc, nói với bà rằng:” Cháu muốn viết thư cho bố mẹ để bố về nhà chăm sóc, bảo vệ bà cháu mình “. Thế mà bà vẫn vững lòng, vẫn còn niềm tin vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Bà dặn tôi đinh ninh rằng:” Bố ở chiến khu, vẫn còn việc bố, mày có viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”. Rồi sớm rồi chiều bà lại nhóm bếp lửa lên, nhóm lên tình bà thắm thiết, nhóm lên niềm tin dai dẳng của bà vào cuộc sống, vào tương lai của đất nước.
Mỗi lần nhớ về hình ảnh bếp lửa chờn vờn, mờ ảo trong sương sớm thì tôi lại nhớ đến bà da diết. Khi bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật, và mang lại sự lan tỏa ấm áp trong tâm hồn trẻ thơ của tôi hồi đó. Bếp lửa được thắp lên có lẽ cũng là bếp lửa của cuộc đời bà, một cuộc đời đã trải qua đã trải qua biết mấy nắng mưa. Dường như hình ảnh bà luôn gắn liền với bếp lửa. Vì vậy hình ảnh mỗi sáng bà thắp lửa nấu củ khoai, củ sắn đã thật sự khắc sâu vào trong tâm trí. Ngọn lửa trong miền kí ức ấy cứ như đang sống lại trong tôi, bập bùng cháy sáng. Ngọn lửa ấy tuy không lớn nhưng cũng đủ để xoa tan mọi giá lạnh trong tâm hồn một đứa trẻ hồi ấy, khi mà làn sương lạnh lẽo buổi sáng sớm đang lan tỏa trong không gian. Nó như chứa cả hơi ấm và tình thương của bà, chống đỡ cả một vùng trời cho tuổi thơ của tôi, một tuổi thơ đầy sóng gió, gian nan và đầy khó nhọc. Tôi trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Trong thời kì ấy, mọi nhà, mọi người ở làng quê Việt Nam đều phải chịu chung một hoàn cảnh: Bố mẹ đi công tác nơi xa để lại trẻ nhỏ cho ông bà chăm sóc nên khi mới lên bốn tuổi, tôi cũng đã quen với mùi khói của bếp lửa. Năm ấy là năm dân tộc ta đói mòn đói mỏi, ấy là năm 1945, lúc bấy giờ nạn đói dân tộc đang bùng lên, những người chết đói nằm như ngả rạ. Bố tôi đi đánh xe cực khổ, khô rạc cả người cùng với con ngựa gầy, ấy vậy mà cái đói vẫn luôn đeo bám gia đình, số tiền kiếm được chỉ đủ để sống lay lắt qua từng ngày. Có lẽ khi ấy khói của bếp lửa đã hun nhèm mắt tôi, và những hình ảnh ấy đã ám ảnh trong tâm trí khiến cho đến bây giờ khi nghĩ lại sống mũi vẫn còn cay. Tám năm ròng tôi cùng bà nhóm lửa. Trong khoảng thời gian tám năm không dài cũng không ngắn ấy, tôi đã quen với việc cùng bà nhóm bếp lửa hằng ngày, và chờ bà nấu nồi xôi hoặc củ khoai, củ sắn để ăn sáng. Tôi cũng quen với những tiếng tu hú kêu trên những cánh đồng xa mênh mông hiu quạnh. Bà ơi, bà có nhớ không bà? Những tiếng chim tu hú quen thuộc của làng quê bà cháu ta vào mùa hạ. Khi ấy, vì người lớn đều đi công tác xa, chẳng có ai đi làm đồng nên khung cảnh làng ta thật đìu hiu hoang vắng, trẻ con cũng không dám đi ra ngoài. Tôi vẫn nhớ như in những chuyện về những ngày ở Huế mà bà hay kể. Tiếng tu hú cứ như càng da diết hơn theo mỗi câu chuyện bà kể. Mẹ cùng cha bận công tác mãi không về nên bà là người nuôi dạy tôi nên người, bà vừa là người cha, người mẹ, và còn là một người thầy đã dành hết tất cả tình cảm cho người cháu của mình, khi ấy mọi hoạt động của tôi đều phụ thuộc vào bà. Những tiếng tu hú kêu khắc khoải trong kí ức đã gợi nhớ cho tôi tình cảnh vắng vẻ của hai bà cháu khi ấy đồng thời nó cũng như giục giã cho một điều gì đó khiến cho lòng tôi trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong. Tu hú ơi, sao không đến ở cùng bà? Kêu chi hoài trên những cảnh đồng xa. Giặc Pháp đi rồi bọn Mỹ lại đến, bao khốn khổ cứ kéo đến. Rồi năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, hàng xóm bốn bên trở về trong cảnh lầm lụi. Với tình làng nghĩa xóm láng giềng, mọi người đã giúp bà cháu tôi dựng lại túp lều tranh. Vẫn vững lòng, và thêm cả sự lo lắng cho bố mẹ tôi ở tiền phương, bà liền dặn tôi rằng: Bố ở chiến khu bố còn việc bố, mày viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo rằng nhà vẫn còn bình yên! Khi ấy, tôi vẫn chưa rõ tâm ý của bà mà chỉ làm theo lời bà dặn. Đến khi lớn hơn tôi mới biết được đó là sự hi sinh thầm lặng của bà, hai bà cháu tôi đã cùng nhau vượt qua mọi sự khốc liệt của chiến tranh để trở thành hậu phương vũng chắc để người đi xa được yên lòng.
Cuộc đời bà đã lận đận biết mấy nắng mưa, mấy chục năm rồi đến tận bây giờ, thế nhưng bà vẫn giữ thói quen dậy sơm và lụi cụi nhóm bếp. Bà nhóm lên cả những yêu thương, niềm tin và hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho cháu và mọi người xung quanh. Bà là người nhóm và truyền ngọn lửa yêu thương ấy từ lòng bà cho đến mọi người, đồng thời bà vẫn luôn giữ cho ngọn lửa ấy luôn cháy sáng bập bùng trong trái tim mỗi người. Ngọn lửa trong miền kí ức đó dường như đac chẳng được nhóm bằng những thứ nguyện liệu tầm thường như là rơm, rạ, rác.. nữa mà được thắp lên từ tình yêu thương và nghị lực của bà. Ôi, đó quả thạt là một ngọn lửa kì lạ và thiêng liêng. Từ bà, tôi đã tìm thấy được một thứ tình cảm cao quý, ấy không chỉ đơn thùan là tình cảm bà cháu mà nó dã mở rộng ra thành tình cảm quý báu đối với quê hương, đất nước. Giờ tôi đã đi xa. Ở nơi đất khách xa lạ này, có ngọn khói trăm tàu, có niềm vui trăm ngả nhưng hình ảnh bếp lửa vẫn rất thiêng liêng và mang ý nghĩa quan trọng với tôi. Nó gợi cho tôi về người bà đã gắn bó trong cả tuổi thơ của mình. Ngày ngày, mỗi khi bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương da diết cho cháu và mọi người.