Đóng vai bé thu khi trưởng thành kể lại chuyện chiếc lược ngà

2 câu trả lời

Nhưng khi nghe câu trả lời của ngoại, lòng tôi lại thấy ân hận vô cùng. Ngoài bảo ba tôi là anh hùng, vết sẹo đó là do đánh nhau với tụi giặc mà có. Tụi giặc độc ác, cướp phá, giết hại đồng bào ta. Ba tôi đã anh hùng chiến đấu với tụi nó, nên mới có vết sẹo vậy. Trời ơi, vì vết sẹo đó mà tôi không nhận ba, xa lánh và hắt hủi ba mấy ngày nay. Tôi thấy ân hận quá, nghĩ lại những việc mình đã làm, tôi thấyv có lỗi với ba quá. Ba đã mong nhớ tôi đến chừng nào, vậy mà tôi đã xa cách ba, làm cho ba phải giận, phải buồn lòng. Tôi còn chưa kịp gọi tiếng Ba cơ mà. Sáng hôm sau khi cùng ngoại về nhà, tôi thấy mọi người đã đứng kín ngoài sân. Mọi người đến chào và động viên ba lên đường chiến đấu. Má thì lo sắp xếp đồ vào chiếc ba lô nhỏ của ba. Tôi hết đứng ở góc này. rồi dựa lưng vào góc khác. Tôi muốn lại gần ba, nhưng cứ bị điều gì đó cản lại. Đến khi nhìn ba mang ba lô trên vai, nhìn tôi khẽ nói “ Thôi ba đi nghe con” thì mọi thứ trong tôi chợt vỡ òa. - Ba! Tiếng ba Tôi đã dồn nén suốt bao lâu, giờ bật tung ra thành tiếng rõ ràng. Tiếng Ba như chất chứa sự nhớ mong, ân hận và nuối tiếc vì những gì đã làm cho ba mấy ngày qua. Tôi chạy thật nhanh tới, ôm ba và òa khóc. Người ba mà tôi suốt 8 năm trời mong nhớ đã bị tôi ghẻ lạnh, giờ lại một lần nữa đi xa không biết khi nào gặp lại. Tiếng ba mà không biết khi nào tôi mới được gọi lần nữa. Tôi ôm Ba, hôn lên mặt Ba, cả trên vết sẹo đỏ làm tôi thấy sợ hãi và xa cách ba mấy hôm nay. Tôi giữ chặt, không muốn cho ba đi. Tôi muốn giữ Ba lại bên mình mãi, không cho ba rời xa tôi thêm phút giây nào nữa. Nhưng vì nhiệm vụ, ba vẫn phải lên đường. Trước khi đi, tôi mong muốn ba sẽ làm cho tôi một chiếc lược để chải tóc. Từng ấy năm sau đó, tôi và má sống trong sự chờ đợi và nhớ mong ba da diết. Ngày hôm nay, khi nhận lại kỉ vật của ba trên tay Bác Ba, chiếc lược ngà mà ba tỉ mỉ làm và khắc lên dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Lòng tôi lại một lần nữa quặn thắt, nước mắt rơi liên hồi. Vậy là tôi đã không có cơ hội được gặp lại cha lần nữa, cha tôi đã anh dũng hy sinh. Nhưng đến phút cuối cùng, ba vẫn ôm ấp và gửi gắm kỷ vật để đồng đội ba trao lại cho tôi. Tôi càng thêm thương nhớ ba. Bây giờ tôi đã trở thành một giao liên, phục vụ cho công tác của cách mạng. Nhìn chiếc lược ngà ba để lại, lòng tôi càng thêm quyết tâm. Tôi sẽ cố gắng sống và chiến đấu, tiếp bước chân truyền thống cha anh. Tôi sẽ để ba luôn tự hào về cô con gái nhỏ của mình.

Tôi tên là Thu, mỗi lần cầm chiếc lược lên chải mái tóc mượt là tôi lại nhớ đến ba, người đàn ông vĩ đại và là người luôn sống mãi trong tôi. Người đã làm cho tôi ghét rồi lại thương và giờ là cảm giác tiếc nuối hối hận. Chắc các bạn rất tò mò muốn biết vì sao tôi lại nói như vậy đúng không? Đó là một câu chuyện, một kí ức mà tôi không thể nào quên. Chuyện là thế này.

Hồi ấy tôi còn rất nhỏ, lúc đó tôi mới chỉ lên 8 tuổi. Trong suốt 8 năm trời thì tôi luôn sống trong sự nuôi dưỡng và tình yêu thương từ mẹ. Tôi chưa từng được gặp mặt hay nói chuyện với ba của mình dù chỉ một lần, những gì tôi biết về ba của mình cũng chỉ thông qua lời kể của má là ba đã ra chiến trường vì tiếng gọi thiêng liêng liêng của Tổ Quốc và bức ảnh ba chụp với má. Cũng chính vì vậy mà tôi rất nhớ ba, tôi rất mong được gặp ba của mình.

Một hôm, tôi đang chơi ô ăn quan với lũ bạn trong xóm thì tôi nghe thấp thoáng tiếng xuồng máy ở bên bờ kênh rồi tiếng xuồng ấy càng lúc càng rõ và một người đàn ông mặc đồ quân phục đẩy xuồng nhảy lên bờ. Người đàn ông đó nhìn rất là ghê, làn da thì đen sạm, lại còn có cả một vết thẹo dài trên mặt. Bỗng người đàn ông đó gọi tên tôi: "Thu! Thu, Ba đây con", vì quá đỗi bất ngờ và sợ hãi trước khuôn mặt đáng sợ của người đàn ông nên tôi đã chạy vào nhà và kêu thất thanh" Má! Má". Nhưng lạ lùng thay, má tôi lại chạy ra ôm người đàn ông đó với một khuôn mặt vui mừng. Ba đi chưa được bao lâu mà má đã ôm người đàn ông khác, tôi thật sự không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Mấy ngày ở chung nhà vói tôi, ông ta không chịu đi đâu mà cứ ở nhà , lúc nào ông ta cũng muốn lại gần tôi còn má tôi thì luôn dọa đáng bắt tôi gọi ông ta là ba. Nhưng tôi vẫn ngoan cố không chịu nghe gọi ông ấy là ba, tôi còn không cho ông ấy cơ hội lại gần mình. Tôi cảm thấy ghét ông ta lắm, trong đầu óc non nớt của tôi luôn đặt ra những câu hỏi: "Ông ta là ai chứ! Ông ta tưởng tôi sẽ dễ dàng gọi ông ta là ba sao, mặc dù xa cách và chưa một lần gặp mặt người ba thân yêu nhưng lúc nào tôi cũng yêu thương ba tôi lắm, tôi sẽ không dễ dàng gọi người khác là ba đâu". Tôi đang ngồi chơi ở bờ sông với dòng suy nghĩ miên man về người đàn ông lạ mặt thì tiếng má tôi gọi "Thu, vào trông nồi cơm cho má đi công chuyên, có gì thì gọi ba giúp cho".

Nghe vậy nên tôi chạy vào liền, bỗng nồi cơm sôi lên, tôi không biết phải làm gì vì nồi cơm quá to so với tôi. Tôi cứ loay hoay rồi gọi và hướng ánh mặt tội nghiệp đến người đàn ông lạ đó, tôi cứ gọi trống không như vậy nhưng không nhận được sự giúp đỡ. Cái chú đi cùng với ông lạ mặt đó lại nói tôi gọi ông kia là ba rồi ông ấy mới giúp. Thấy tôi vẫn ngoan cố thì chú ấy lại dọa má về sẽ đánh nếu họng nồi cơm. Tôi vẫn không chịu thua mà nghĩ ra một cách là lấy muôi múc từng gáo nước ra. Một bữa nọ, trong bữa cơm chiều, đang ăn cơm thì người đàn ông đó gắp cho tôi một cái trứng cá, tôi bực mình hất văng cái trứng ra thì bị ổng nạt. Từ bữa gặp nhau tới giờ, tôi chưa thấy ông ấy tức giận như vậy bao giờ, tôi thấy hơi sợ nên thôi đành nhẫn nhịn, gắp cái trứng vào bát.

Tôi thấy tức nên đã bơi thuyền sang nhà bà ngoại ở, tối hôm ấy, bà hỏi tôi tại sao lại không chịu gọi người đàn ông đó là ba thì tôi không chịu nói, nhưng bà cứ gặng hỏi mãi thì tôi mới chịu nói là ba con trong hình không có vết thẹo dài trên mặt. Bà cười hiền lành nói với tôi: "Cháu ngốc của bà, đó là ba con đó, do chiến tranh mà ba con mới bị thẹo trên mặt" tôi đã hiểu ra, đêm hôm đó, tôi trằn trọc mãi không ngủ được.