Đọc văn bản: "Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng, ta với ta" (Qua Đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2: Tìm những hình ảnh miêu tả cảnh Đèo Ngang. Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ: "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia" Câu 4: Nhận xét về nghệ thuật đối trong bài thơ trên.
2 câu trả lời
Câu 1:
“Qua đèo ngang” là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật (gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ).
Câu 2:
- Hai câu đề: Cảnh vật thiên nhiên nơi Đèo Ngang.
- Hai câu thực: Cuộc sống con người nơi Đèo Ngang.
- Hai câu luận: Tâm trạng nhớ nhà của nhà thơ khi đứng trước Đèo Ngang.
- Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của nhà thơ.
Câu 3:
Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà.
Câu 4:
Vận dụng thể thơ thất ngôn bát cú, biện pháp tu từ đảo ngữ, hình ảnh tượng trưng ước lệ…
MONG ĐC HAY NHẤT ẠK
Câu 1: Thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu 2.
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Câu 3.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da
Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.
Câu 4.
Bài thơ Qua đèo Ngang còn sử dụng nghệ thuật đối như: nhớ với thương; nước với nhà hay đau lòng với mỏi miệng. Việc đối ý thể hiện qua tâm trạng của chính nhà thơ. Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa cũng được bà huyện Thanh Quan sử dụng. Đó là cuốc cuốc với quốc, đất nước với gia gia với nước nhà.