Đọc tác phẩm “Làng” của Kim Lân, bạn đọc xúc động trước những lời trò chuyện của ông Hai với đứa con nhỏ: “Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lị con u. - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. …” (Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập Một) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc tình huống nào của truyện? Nêu ý nghĩa của tình huống đó. Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có nhiều văn bản khác viết về vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam. Hãy nêu tên một văn bản và ghi rõ tên tác giả.

2 câu trả lời

Câu 1.

- Đoạn văn trên thuộc tình huống của truyện: khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian

- Ý nghĩa của tình huống này:

+ là nút thắt của câu chuyện

+ giúp bộc lộ rõ nét và chân thực tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến, yêu cụ Hồ của ông Hai.Ông luôn đặt tình yêu nước, yêu Cách mạng, yêu cụ Hồ lên trước tình yêu làng

Câu 3.

- Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có nhiều văn bản khác viết về vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam.

- Một văn bản: "Tức nước vỡ bờ"

- Tác giả: Ngô Tất Tố

- Vì: nội dung của văn bản "Tức nước vỡ bờ" là cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân trong xã hội phong kiến xưa cùng  sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, mãnh liệt

Câu 1.

- Đoạn văn trên thuộc tình huống của truyện: khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian

- Ý nghĩa của tình huống này:

+ là nút thắt của câu chuyện.

+ giúp bộc lộ rõ nét và chân thực tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến, yêu cụ Hồ của ông Hai.Ông luôn đặt tình yêu nước, yêu Cách mạng, yêu cụ Hồ lên trước tình yêu làng.

Câu 3.

- Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có nhiều văn bản khác viết về vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam.

- Một văn bản: "Tức nước vỡ bờ".

- Tác giả: Ngô Tất Tố.

- Vì: nội dung của văn bản "Tức nước vỡ bờ" là cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân trong xã hội phong kiến xưa cùng sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.