Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này để lắng nghe hoa vải nở [..]Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình mình khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhảy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở.Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may. Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu hoa về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời”. ( Trích Về quê vải , Thu Hà, Góc xanh khoảng trời ) Câu 1(0.5 điểm): Nhân vật tôi trong đoạn trích trên “trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải” để làm gì? Câu 2(0.5 điểm): Chỉ ra các từ láy trong đoạn trích và cho biết, trong số đó từ nào là từ tượng thanh? Câu 3(1 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng”. Câu 4(1 điểm): Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào ? Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh chị về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người. Không làm câu 5 cx đc mà có câu 5 càng tốt

1 câu trả lời

Câu 1 : Nhân vật tôi trong đoạn trích trên “trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải” để nhìn ngắm những hoa vải đã nở , cách những chú ong hút mật từ hoa . 

Câu 2 : Các từ láy : chênh vênh , nhẹ nhàng  , phành phạch , ngàn ngạt , li ti , hân hoan , ngào ngạt , vo ve , rộn rã 

Các từ láy là từ tượng thanh : nhẹ nhàng , phành phạch , vo ve 

Câu 3 : Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng” là so sánh và ẩn dụ . Sắc hoa được so sánh với dòng sữa . Ẩn dụ : Sắc hoa ngàn ngạt 

Tác dụng BPTT so sánh : Một bức tranh tuyệt đẹp là sắc hoa đẹp như một dòng sữa chảy dưới ánh nắng . Một dòng sữa thì tươi mát mà ánh nắng chiếu vào thì như là nhụ của hoa

Tác dụng BPTT ẩn dụ : Ẩn dụ sắc hoa đẹp lung linh như mùi của chúng 

Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quý của mình với các loài hoa và nhắc nhở chúng ta không được ngắt hoa , làm tổn thương chúng 

Câu 5 : Từ xa xưa, thiên nhiên đã là người bạn của muôn loài . Thiên nhiên rất quan trọng đối với Trái Đất rất nhiều thứ và về vật chất lẫn tinh thần , đặc biệt là loài người  . Có nó thì cho ta rất nhiều thứ như : Oxygen , cây cối , thực vật , động vật , cá tôm... Thiếu thiên nhiên thì chúng ta sẽ không được sống như bây giờ . Nếu chúng ta nói mình có thể sống mà không có thiên nhiên , vậy tự hỏi chính mình là chúng ta có thể sống khi không có không khí không ? Chúng ta có thể nhịn đói nhiều ngày không ? Không có không khí thì chúng ta sẽ không thể sống nổi trong 1 phút . Vậy nên chúng ta phải biết giữ gìn , bảo vệ thiên nhiên để nó không bị mất đi sự sống 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

2 lượt xem
2 đáp án
15 giờ trước