Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự, nhiều ông bố bà mẹ thường đưa trẻ đến những trung tâm bồi dưỡng tài năng để tham gia hết khóa học này đến chương trình khác. Bởi, phụ huynh cho rằng những chương trình đó rất bổ ích và có giá trị với con. (...) Ai trong chúng ta cũng có một ước mơ cho riêng mình, trẻ em cũng vậy. Song khác với người lớn, trẻ sẽ có nhiều ước mơ bay bổng do trí tưởng tượng phong phú. Khi đó nhiệm vụ của cha mẹ là nuôi dưỡng ước mơ của con một cách hợp lí, giúp chúng định hướng tương lai. Trẻ em thường xuyên có ước mơ mới mỗi khi ngưỡng mộ ai đó. Khi được bác sĩ chữa khỏi bệnh, trẻ mong ước lớn lên sẽ làm bác sĩ, khi xem tivi và chứng kiến những diễn viên xinh đẹp hoặc xem những bộ phim siêu nhân thì tước mơ của trẻ lại khác. Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình. Thường, trẻ nhỏ với suy nghĩ ngây thơ, có thể con sẽ thốt ra những câu nói khiến cha mẹ hoang mang. Khi đó không ít phụ huynh áp đặt suy nghĩ và mong muốn của mình lên con. Họ ép con thích những điều cha mẹ muốn. Song, đó không phải là niêm yết thích của trẻ. Theo các chuyên gia, đó là một trong những suy nghĩ sai lầm mà cha mẹ nên bỏ trong quá trình định hình ước mơ cho con trẻ. Theo chuyên gia Trần Quốc Phúc, cha mẹ hãy cho con một ước mơ và đừng bao giờ "tiêu diệt" giấc mơ đó. "Cha mẹ hãy hỏi con thích gì và tin con sẽ làm được điều đó. Cha mẹ hãy dẫn con tới nơi có những người thành công, để con tiếp cận, nhìn những căn nhà đẹp, những chiếc xe đẹp. Đồng thời để con chứng kiến cuộc sống của những trẻ em nghèo”, chuyên gia cho biết. Theo: Vân Huyền, Khơi gợi điều trẻ muốn hướng tới, Báo Giáo dục và Thời đại, số 99, Thứ hai, 26/04/2021, tr.13) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình. Câu 3 (1,5điểm): Nêu nội dung chính của văn bản trên. Câu 4 (1,5 điểm): Em có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không? Vì sao?

2 câu trả lời

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính chính của văn bản trên là: Nghị luận

Câu 2. 

Thành phần biệt lập trong câu văn sau: "Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình" là: Chắc chắn – đây thành phần tình thái.

Câu 3. 

Nội dung chính của văn bản trên là: Thực trạng hướng dạy con của các bậc phụ huynh thời hiện nay. Từ đó nói lên tiếng lòng của con trẻ với mong muốn được phát triển thực sự, hướng tới đam mê của bản thân.

Câu 4. 

Em không đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn. Vì việc ép những đứa trẻ đi theo con đường mà cha mẹ chúng muốn sẽ khiến những đứa trẻ trở thành những người máy, luôn làm theo những gì được sắp đặt từ trước. Tuy rằng cha mẹ thì thường có những suy nghĩ riêng của họ, họ áp những kinh nghiệm của chính bản thân mình đã trải qua vào cách dạy con và định hướng con theo những điều cha mẹ cho là đúng, là tốt nhưng đôi khi cũng cần phải lắng nghe và thấu hiểu những suy nghĩ, mong muốn của con trẻ. Việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không những không phát huy được hết khả năng của mình mà lâu dần sẽ tạo đứa trẻ tính thụ động trong cuộc sống rồi từ đó tạo ra ý thức thờ ơ, vô cảm với mọi việc, mọi vật trong cuộc sống. 

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

- Vì là PTBĐ chính nên chỉ có một 

Câu 2:

Thành phần biệt lập trong câu là: Chắc chắn – thành phần tình thái

Câu 3:

Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải

Đoạn trích đang nói tới thực hướng dạy con của các bậc phụ huynh hiện nay. Đồng thời nói lên tiếng nói con trẻ với mong muốn được thực sự phát triển, hướng tới đam mê của mình.

Câu 4:

Học sinh trình bày quan điểm của mình, có lý giải.

Không đồng tình: Vi việc ép những đứa trẻ đi theo con đường mà cha mẹ chúng muốn sẽ khiến những đứa trẻ trở thành những người máy, luôn làm theo những gì được sắp đặt từ trước. Không phát huy được hết khả năng của mình.....

#milkteanguyen