Đọc đoạn trích sau: Thân gửicác em học sinh! Vậy là nước lũ đã rút, nhiều gia đình đang cố gắng dọn dẹp nhà cửa, đồ đạc, và thầybiếtnhiều em cũng đang sắp xếp áo quần, sách vở - dù không còn nhiều để xếp - chuẩn bị ngày mai đi học trở lại. Ngày mai đi học, các em không nhất thiết phải mặc đồng phục, không nhất thiết phải áo trắng, áo dài và nếu có ố vàng một chút cũng không sao, đừng quá tự ti, đừng quá lo lắng, miễn là áo quần đủ khô, đủ ấm em nhé! Ngày mai đi học, các em không nhất thiế tphải mặc dép có quai hậu (như quy định của Đoàn trường), chỉ cần có cái để xỏ vào chân, bùn lấm một tí cũng được, sứt mẻ một tí cũng được, miễn là đủ để ngăn rác bẩn hay cây gai đâm vào chân, em nhé!(…) Ngày mai và nhiều ngày tới nữa, các nhà hảo tâm cũng sẽ đến với các em (như họ đã hứa với thầy cô), thầy mong các em biết trân quý những đồ dùng mà mình nhận được, nếu có hơi cũ, hơi rách tí thì cũng mong các em hiểu, đó không chỉ là cuốn vở, tấm áo mà còn cả tấm lòng tương thân tương ái của các Bác, các O, các Chú, các Anh Chị Em, và đặc biệt từ các bạn Học sinh cùng trang lứa từ mọi miền khắp cả nước, các bạn học sinh ấy, dù còn nhiều nghèo khó nhưng vẫn đóng góp ủng hộ một vài cuốn vở (…) Và cuối cùng, ngày mai đi học, thầy mong các em vẫn bình tĩnh, tự tin và mỉm cười, còn người là còn của, đừng quá lo lắng, đừng quá bi quan, thua keo này ta bày keo khác, chỉ cần cố gắng từng tí một, vượt qua những trở ngại trướcmắt, không ngừng học tập, và thầy tin, tươi sáng sẽ sớm đến với chúng ta! (Nguồn https://infonet.vietnamnet.vn,Tâm thư của thầy Hiệu trưởng gửi học sinh vùng lũ) Thực hiện các yêu cầu: Câu1.Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. Câu 2.Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp tu từ trong câu:Ngày mai đi học, các em không nhất thiết phải mặc đồng phục, không nhất thiết phải áo trắng, áo dài và nếu có ố vàng một chút cũng không sao, đừng quá tự ti, đừng quá lo lắng, miễn là áo quần đủ khô, đủ ấm em nhé! Câu 3.Anh(chị) hiểu như thế nào về lời dạy của thầy Hiệu trưởng: thầy mong các em biết trân quý những đồ dùng mà mình nhận được? Câu 4. Lời tâm sự: thầy tin, tươi sáng sẽ sớm đến với chúng ta! của thầy Hiệu trưởng trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh,chị? Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (7 đến 10 dòng ) trình bày suy nghĩ về việc bình tĩnh, tự tin và mỉm cười trước khó khăn, thử thách trong cuộc sống con người. Câu 6. Viết đoạn văn cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời.

2 câu trả lời

I/. Đọc - hiểu.

 Câu 1: - Phong cách ngôn ngữ được sử dụng ở trong đoạn trích là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

 Câu 2: - Biện pháp nghệ thuật tu từ nỗi bật là điệp cấu trúc "ngày mai đi học, các em không nhất thiết phải...".

- Tác dụng: nhấn mạnh và bộc lộ tình cảm của tác giả. Trong câu chữ ấy là niềm hi vọng, là tình yêu thương vô bờ mà tác giả gửi đến những học trò của mình. Đó cũng là sự động viên tinh thần lớn lao trong người thầy.

 Câu 3: - Lời dạy của thầy hiệu trưởng:

       "Thầy mong các em biết trân quý những đồ dùng mà mình nhận được".

+, Chân thành, xúc tích.

+, Da diết và dễ hiểu.

+, Muốn nhắc nhở học sinh phải biết trân quý những đồ dùng mà mình nhận được.

 Câu 4: - Lời tâm sự: thầy tin, tươi sáng sẽ sớm đến với chúng ta! của hiệu trưởng trong đoạn trích có ý nghĩa: 

+, Tươi sáng sẽ sớm mỉn cười với các em học sau đợt lũ và hy vọng sớm mai thầy hiệu trưởng tin rằng các em học sinh có thể đi học trở lại vào buổi sớm mai.

II/. Làm Văn.

 Câu 5:

     Để thành công trong cuộc sống, ta cần phải có niềm tin. Lòng tự tin của con người cũng giống như động lực giúp ta tiến bước. Không có lòng tin, mọi thứ đều trở nên vô nghĩa. Hiểu một cách đơn giản tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc. Người có lòng tự tin là người dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động, hành động cương quyết dám nghĩ dám làm. Ai cũng cần phải có lòng tự tin bởi khi tự tin, ta mới dám hành động. Lòng tự tin là nguồn sức mạnh của trí tuệ và cơ thể, giúp ta tin tưởng ở bản thân, công việc và cuộc sống, quyết liệt hành động để hoàn thành công việc, xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Ví như trong công việc hàng ngày mà ta vẫn đi làm, ta cần mạnh dạn, tự tin hơn nữa vào suy nghĩ, vào năng lực của chính bản thân ta, sáng tạo những xã hội chưa có và đang cần, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Hay như trong học tập, học sinh cần mạnh dạn trong việc giải quyết các câu hỏi khó do thầy cô đưa ra để giải quyết, xung phong, tự tin lên bảng làm bài, phát biểu xây dựng bài cùng thầy cô,… Tất cả những hành động đó đều thể hiện sự tự tin.Tuy vậy, trong cuộc sống cũng tồn tại không ít những con người thiếu tự tin dẫn đến mặc cảm, tự ti. Biểu hiện của họ khi làm bất cứ việc gì là sự rụt rè, sợ hãi không dám làm hết sức mình vì sợ người khác nhận xét, đánh giá, lo ngại thất bại. Những người như vậy, chúng ta cần phải phê phán, lên án mạnh mẽ để mang tính giáo dục, răn đe kẻ khác sống tốt hơn với con đường đúng đắn của cuộc sống. Điều ta cần chính là luôn lạc quan, tin tưởng vào bản thân và không ngừng làm việc với mục tiêu xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ giúp ta không còn lo lắng, e ngại điều gì. Chính sự tin tưởng là bừng khởi sức mạnh của ý chí, dẫn dắt ta tới thành công. Chính lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Thiếu đi hy vọng và sự tự tin, ta sẽ chẳng thể làm được điều gì.

 Câu 6:

    Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu thời chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giàu chất trí tuệ, cảm xúc được dồn nén và có nhiều liên tưởng phong phú. Đất Nước được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng (1971) khá điển hình cho vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm những năm tháng ấy.

Đoạn trích ở trên thể hiện suy nghĩ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về mối quan hệ riêng - chung, quan hệ cá nhân - cộng đồng, sự tiếp nối của các thế hệ trong một đất nước, một dân tộc. Những suy ngẫm ấy được thể hiện ấy bằng thơ, tức không đơn thuần là tư tưởng, mà chứa đựng cảm xúc, tình cảm của tác giả, do đó có sức lay động tâm tư người đọc.

Chín dòng thơ đầu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nêu lên những cảm nhận của mình về đất nước. Nếu như ở đoạn thơ trước đó trong bài thơ, tác giả nhìn nhận đất nước từ bề dày văn hóa dân tộc hàng nghìn năm qua, thì ở đây lại là những suy nghĩ về đất nước từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ riêng - chung, cá nhân - cộng đồng, sự tiếp nối giữa các thế hệ.

Khổ thơ mở đầu bằng một lời khẳng định:

Trong anh và em hôm nayĐều có một phần Đất Nước

Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, đất nước, quê hương, Tổ quốc, dân tộc... luôn là những khái niệm trừu tượng. Với nhà thơ trẻ đang đối mặt với cuộc chiến tranh khốc liệt một mất một còn, đất nước gần gũi, thân thiết. Điều này chưa hẳn đã mới, trong ca dao, dân ca có không ít những câu hát như thế:

Anh đi anh nhớ quê nhàNhớ canh rau muống nhớ cà dầm tươngNhớ ai dãi nắng dầm sươngNhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Quê hương là tất cả những gì gắn bó, ruột rà với con người. Đó là người ta yêu tha thiết. Đó là buổi sáng làm đồng. Đó cũng là từng miếng ăn quê kiểng mỗi ngày...

Song, cái mới ở khổ thơ Nguyễn Khoa Điềm là đất nước ở trong mỗi một con người, đất nước ở trong ta chứ không ở ngoài ta (Trong anh và em hôm nay... / Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm... / Đất Nước là máu xương của mình). Đó là một nhận thức mới về đất nước. Nhận thức ấy được nêu ra để dẫn dắt đến một ý tứ khác của những dòng thơ ở cuối khổ này (từng cá nhân phải làm gì cho đất nước).

Bốn dòng thơ kế tiếp mở rộng ý ban đầu:

Khi hai đứa cầm tayĐất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắmKhi chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất Nước vẹn tròn to lớn

    Hai câu thơ (bốn dòng) được câu trúc giống nhau theo kiểu cấu trúc của câu có điều kiện trong văn xuôi hay lời nói thông thường: Khi... Đất Nước. Hai câu thơ cũng là những lời khẳng định (kết quả của sự nhận thức) về một chân lý. Cả bốn dòng chỉ có một hình ảnh, lại là hình ảnh mang tính tượng trưng: cầm tay diễn tả sự thân thiết, tin cậy, yêu thương lẫn nhau. Hình ảnh ấy đi liền với những tính từ chỉ mức độ (hài hòa, nồng thắm, vẹn tròn, to lớn). Bởi vậy, dù ý tứ tuy không phải là quá mới mẻ, song, những câu thơ ấy lại có sức nặng của tình cảm chân thành. Những câu thơ này còn có một tầng nghĩa thứ hai, tác giả không trực tiếp nói ra. Đó là đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng, càng không phải là một giá trị bất biến, có sẵn. Đất nước là một thực thể sống và sự sống ấy ra sao ở về phía tất cả những con người trong đất nước đó. Nói rõ ràng ra, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi một con người với đất nước. Nhưng như thế thì còn gì là thơ nữa!

Từ câu chuyện hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về đất nước ở tương lai:

Mai này con ta lớn lênCon sẽ mang Đất Nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộng

    Đất nước không chỉ có ngày hôm qua và hôm nay. Đất nước của ngày mai. Từng thế hệ kế tiếp sẽ làm cho đất nước trường tồn mãi mãi.

    Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến khốc liệt thời bấy giờ, phải thấy ở những câu thơ trên còn là một khát vọng: đất nước sẽ hòa bình, đất nước sẽ tươi đẹp và còn nhiều hơn thế nữa.

Những khổ thơ cuối, nhà thơ nêu lên trách nhiệm của cá nhân đối với Đất Nước:

Em ơi em đất nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hóa thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời...

    Câu trúc của câu thơ cũng theo kiểu suy luận: Đất Nước là... nêu lên một tiền đề. Từ tiền đề ấy, phải biết... / phải biết... để làm nên... Câu thơ giàu chất duy lý nhưng không lên gân mà trở thành lời nhắn nhủ tha thiết, ở đây có những từ tượng trưng rất đáng chú ý: máu xương, gắn bó, san sẻ, hóa thân, dáng hình, muôn đời. Sau rất nhiều suy nghĩ cụ thể về đất nước, đến đây nhà thơ khẳng định Đất Nước là máu xương của mình. Máu xương là sự sống. Rất ít trường hợp người ta ví một điều gì với máu xương, bởi nó biểu trưng cho sự thiêng liêng. Đất nước là máu xương có nghĩa là đất nước tồn tại như một sự sống và để có sự sống ấy hẳn phải có rất nhiều hy sinh. Quả đúng như vậy, biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của đất nước. Vì thế, mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, quan hệ mật thiết với nhau. Từ gắn bó ấy mới có thể san sẻ, san sẻ về trách nhiệm, san sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau.

Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hóa thân cũng có nghĩa là dâng hiến. Thời bình, người ta dâng hiên sức lực, mồ hôi cho Tổ quốc. Thời chiến, người ta dâng hiến cả sự sống của mình. Sự dâng hiến ấy, theo suy ngẫm của nhà thơ, là cuộc hóa thân. Bóng dáng mỗi người đã làm nên bóng dáng quê hương, xứ sở, đất nước. Không có sự hóa thân kia làm sao đất nước trường tồn, làm sao có được Đất nước muôn đời!

Những câu thơ đậm chất duy lý (khá chặt chẽ, lô gích) cất lên như tiếng gọi của trái tim, vì thế nó không thiết tha, thúc giục lòng người.

Đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay trong bài Đất Nước. Nhà thơ đã thể hiện những suy nghĩ mới mẻ của mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, ngọt ngào. Câu chuyện về đất nước đối với mỗi người luôn là câu chuyện của trái tim, vừa thiêng liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó, thân thiết. Từ suy nghĩ và tình cảm ấy, khi đối diện với kẻ thù của dân tộc, hẳn người ta phải biết làm chi cho Tổ quốc, giang sơn.

Ngày nay, đất nước đã sạch bóng quân thù. Nhưng trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước vẫn rất cần đặt ra thường xuyên, bởi đó là câu chuyện không bao giờ cũ.




I. Đọc hiểu

C1. PCNN sinh hoạt

C2. 

- Điệp ngữ

- Tác dụng

+ tăng sắc gợi cảm

+ Nhấn mạnh sự không cần thiết phải tuân theo quy định của nhà trường mà HS có thể tùy theo ý muốn.

C3.  Đó là cần phải trân trọng những gì mà chúng ta được người khác cho, dù đó là thứ gì, dù là nhỏ nhặt thì cũng chúng ta cũng cần biết ơn.

C4.  Đó không chỉ là mong muốn của thầy Hiệu trưởng mà còn là mong muốn của tất cả mọi người đều mong có thể vượt qua được những khó khăn do lũ gây ra. 

C5. 

Trong cuộc sống không ai là có thể trải qua cuộc đời bằng phẳng, mà chắc chắn sẽ gặp những khó khăn, thử thách. Vậy nên khi gặp hoàn cảnh đó thì chúng ta cần phải bình tĩnh, tự tin và mỉm cười trước những điều đó. Nếu bạn không bình tĩnh thì những khó khăn đó sẽ không bao giờ có thể vượt qua được. Thử thách đó có thể sẽ làm cho người ta gục ngã nhưng cũng có thể làm cho chúng ta thành công hơn.

C6. 

Trong đoạn thơ, tác giả đã bộc lộ tâm sự của mình về trách nhiệm của những người trẻ chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Và phải hiểu được ý thức về đất nước, Tổ Quốc. Chúng ta có được sự độc lập, tự do như ngày hôm nay là đã không biết bao nhiêu mồ hôi, nước máu và cả xương máu. Vậy nên việc mà chúng ta cần phải bảo vệ Tổ Quốc là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thanh niên. Và đó là cả tấm lòng và ân tình của nhà thơ, là sự gắn bó sâu nặng với nhân dân đất nước trong quá trình chiến đấu gian khổ. Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Mỗi người phải biết hóa thân cho sự tồn tại về hình thức (dáng hình) và nội dung, truyền thống tình yêu và sự bất tử muôn đời.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm