Đọc đoạn trích: Sau khi tốt nghiệp đại học nhưng không tìm được cơ hội việc làm phù hợp nên cũng có nhiều áp lực. Thời gian đầu, tôi phải chấp nhận làm những công việc tạm bợ, không liên quan đến ngành mình học… Người ta vẫn nói: “Muốn thành công phải chơi với những người thành công” và thực tế khi đó tôi không thể gặp gỡ, kết giao được với những người thành công. Nhưng tôi có suy nghĩ là không chơi được với họ ở ngoài đời thì mình sẽ kết bạn với họ thông qua những trang sách. Thế nên tôi tìm đọc rất nhiều những cuốn sách về những người thành công trên thế giới, để hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của họ, hiểu được những tư tưởng, hành động và suy nghĩ về những bí quyết thành công của họ và cuối cùng tôi đã “chơi” được với rất nhiều người giỏi, thành đạt không những ở Việt Nam mà còn rất nhiều doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng trên thế giới. Chính những điều đó đã khơi dậy niềm đam mê kinh doanh trong tôi, thôi thúc tôi phải học tập và làm việc nhiều hơn để trở thành một người có ích cho xã hội, cho đất nước. Từ đó tôi nhận thấy mình phải làm những việc lớn lao hơn. Tôi khởi nghiệp từ những cơ sở kinh doanh rất nhỏ ở một số lĩnh vực dịch vụ. Đến năm 2008, tôi quyết định thành lập Kosy và trong suốt quãng thời gian qua, vấp ngã cũng nhiều và rồi lại tự mình đứng dậy, để rồi sau đó tôi nhận ra rằng “chính cái đầu của mình quyết định cho số phận của mình”. (Bảo Quyên, Trích bài phỏng vấn TS Nguyễn Việt Cường, http://cafebiz.vn) ** TS Nguyễn Việt Cường là người sáng lập, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Kosy – tập đoàn 2 lần được nhận danh hiệu “Thương hiệu Mạnh Việt Nam”, hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, xây dựng, năng lượng tái tạo và công nghệ thông tin. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, khi bắt đầu khởi nghiệp, TS Nguyễn Việt Cường đã có suy nghĩ gì về việc kết bạn? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến “chính cái đầu của mình quyết định cho số phận của mình”? Câu 4. Anh/Chị rút ra những bài học gì từ chia sẻ của TS. Nguyễn Việt Cường được thể hiện trong đoạn trích? II. LÀM VĂN Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tinh thần cầu tiến và không ngừng học hỏi đối với mỗi người.

1 câu trả lời

I/. Đọc - hiểu.

   Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là phương thức nghị luận.

   Câu 2: - Theo đoạn trích, khi bắt đầu khởi nghiệp, TS Nguyễn Việt Cường đã có suy nghĩ: "Muốn thành công phải chơi với những người thành công” và thực tế khi đó tôi không thể gặp gỡ, kết giao được với những người thành công. Nhưng tôi có suy nghĩ là không chơi được với họ ở ngoài đời thì mình sẽ kết bạn với họ thông qua những trang sách".

   Câu 3: - Ý kiến "Chính cái đầu của mình quyết định cho số phận của mình" cho ta thấy khi chúng ta làm việc gì cũng phải nỗ lực hết sức mình thì mới làm được việc chúng ta định làm.

   Câu 4: - Từ chia sẻ của TS. Nguyễn Việt Cường đã cho chúng ta thấy nhiều bài học như:

+, Phải nỗ lực.

+, Phải cố gắng hết sức mình.

+, Không được lười.

II/. LÀM VĂN.

  Câu 1:

       Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người, sự hiểu biết chỉ có được nhờ không ngừng học hỏi. Muốn đạt được kết quả trong học tập, nắm vững tri thức, không có gì quan trọng bằng tinh thần tự học. Tự học là tự mình lựa chọn, tiếp cận và tiếp nhận tri thức mà không cần ai nhắc nhở hay dạy bảo. Tự học là quá trình diễn ra song song với quá trình giáo dục ở trường học. Nghĩa là ngoài việc học ở trường, chúng ta còn phải biết tự mình chủ động nghiên cứu kiến thức, tìm tòi, khám phá thế giới tri thức để hoàn thiện bản thân, kiện toàn năng lực, hướng đến sáng tạo. Tự học chính là hành trình của sự tìm kiếm và sáng tạo. Ai có tinh thần tự học, không ngừng nỗ lực lấp đầy tri thức, người ấy sẽ mau chóng tiến bộ, có hiểu biết sâu rộng, vững chắc, tự tin trong học tập và trong làm việc, không ngại khó khăn, thử thách trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Người biết tự học thường rất giàu dũng khí, quả cảm trong hành động, có nhiều cống hiến cho xã hội. Bản thân họ sẽ là tấm gương cho người khác noi theo. Người không biết tự học không những luôn phụ thuộc vào sách vở, thầy cô mà kiến thức cũng hạn hẹp, suy nghĩ nông cạn, thiếu sáng tạo và khó làm được những việc lớn lao. Muốn có được tinh thần tự học, không gì quan trọng hơn là tự tin ở bản thân, sống có ước mơ, hoài bão lớn lao, biết sống vì người khác. Hãy nhớ rằng không phải sự nỗ lực nào cũng dẫn ta đến thành công, nhưng chắc chắn mọi nỗ lực sẽ giúp bạn tiến bộ hơn và tạo ra những cơ sở để chiến thắng. Cuộc sống có muôn vàn khó khăn nhưng nếu có đủ dũng khí, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được. Nếu bạn có một ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm