đọc đoạn thơ sau vả trả lời câu hỏi ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người rừng xanh hoa chuối đỏ tươi đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng ngày xuân mơ nở trắng rừng nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang ve kêu rừng phách đổ vàng nhớ cô em gái hái măng một mình rừng thu trăng rọi hoà bình nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung nhớ khi giặc đến giặc lùng rừng cây núi đá ta cùng đánh tây 1 Em hảy chỉ ra những biện pháp tu từ chính trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ây? 2 Viết 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu rõ nội dung chính đoạn thơ trên?
1 câu trả lời
1. Những biện pháp tu từ chính trong đoạn thơ là:
- Câu hỏi tu từ: Ta về mình có nhớ ta
-> Nhấn mạnh về câu hỏi của người ra đi: Liệu người dân Việt Bắc có nhớ đến những người cán bộ về xuôi?
- Điệp từ: nhớ (6 lần)
-> Nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ của người ra đi với người ở lại.
2.
Bài làm
Đoạn thơ trên đã khắc họa một bức tranh tứ bình thơ mộng, tuyệt đẹp, thiên nhiên Tây Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp phong phú, đa dạng, sinh động, thay đổi theo từng mùa với những cảnh sắc riêng, tiêu biểu, chọn lọc. Gắn bó với khung cảnh ấy là hình ảnh những con người Việt Bắc bình dị, chịu thương, chịu khó và giàu tình nghĩa. Từ đó, đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến với thiên nhiên và con người Việt Bắc, trong đó chan hòa tình nghĩa riêng chung. Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với cảnh vật bình dị, con người, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp vẻ vang. Qua đó, Tố Hữu bộc lộ tình cảm, cảm xúc yêu mến, tự hào và ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người và dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp vẻ vang.