đọc bài thơ . em thương em thương làm gió mồ côi không tìm thấy bạn ngồi vào trong cây em thương sợi nắng đông gầy Run run ngã vào vườn cây cải rồng A. em thấy làn gió và sợi nắng trong bài thơ giống ai.tình cảm của tác giải bài thơ dành cho nhưng người này như thế nào.

2 câu trả lời

"Em thương làm gió mồ côi

Không tìm thấy bạn ngồi vào trong cây

Em thương sợi nắng đông gầy

Run run ngã vào vườn cây cải rồng."  

⇒ Sợi nắng và làn trong bài thơ theo em chính là hình ảnh của những con người có cuộc đời khó khăn, đầy vất vả, không bạn không bè, không nơi nương tựa. Có thể thấy, tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ để mang lại cho khổ thơ ý nghĩa lớn lao. "Làn gió mồ côi" được so sánh với những đứa trẻ khốn khó, "Sợi nắng đông đầy được so sánh với những người già có hoàn cảnh thiếu thốn, cô độc. Từ đó mà có thể thấy được tác giả là một người có lòng nhân ái to lớn. Biết san sẻ, yêu thương những mảnh đời bất hạnh, khó khăn. Dùng lời thơ của mình để lại một thông điệp to lớn đối với người đọc, người nghe: hãy biết yêu thương con người, tuyên truyền để bảo vệ họ, phê phán những người vô lương tâm, có hành động đối sử không tốt với họ,...

Bài làm: Trong bài thơ trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh nhân hoá “Ngọn gió mồ côi!” và ”Sợi nắng đông gầy”.  Tác giả mượn hình ảnh “ngọn gió” và “sợi nắng”  để nói về con người. Ngọn gió mồ côi, không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây cũng giống như em bé mồ côi kia sống lang thang một mình đang buồn bã ngồi ở nơi gầm cầu, xó chợ nào đó. Còn sợi nắng đông gầy ngã giữa vườn cây cải ngồng cũng giống như một cụ già ốm yếu, không nơi lương tựa, không người chăm sóc, ngã giữa một vườn hoang vắng người. Bài thơ chỉ có bốn câu mà để lại trong chúng ta một nỗi buồn thương sâu xa. Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ đến mỗi chúng ta rằng, là người thì phải biết buồn thương, biết cảm thông với những đau khổ, nỗi bất hạnh của người khác. (No copy)