: Điều 2 Luật An ninh mạng quy định “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Đồng chí hãy phân tích khái niệm trên để chứng minh sự phù hợp với tình hình thực tế hiện nay?
1 câu trả lời
- Khách thể bảo vệ của an ninh mạng gồm: Độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa; Quốc phòng, An ninh, trật tự an toàn xã hội; Bí mật nhà nước; Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người; Quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Đối tượng bảo vệ của an ninh mạng là: Chế độ chính trị và Nhà nước CHXHCN Việt Nam; không gian mạng quốc gia và cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; hệ thống thông tin quan trọng về ANQG; Hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở Trung ương và địa phương; Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng.
An ninh mạng là vấn đề an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu; tính phi chính phủ; tính tương đối; tính chuyển hóa; tính vận động; tính vô hình và khó xác định; có sự tác động qua lại với các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, như an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh văn hóa - tư tưởng.
- Luật An ninh mạng được ban hành đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh. Tạo hành lang pháp lý vững chắc, ổn định về an ninh để các lực lượng chức năng có liên quan có thể áp dụng, triển khai một cách đồng bộ, thống nhất, có cơ sở đấu tranh với hoạt động sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật. Nâng cao khả năng bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống mạng thông tin quốc gia, nhất là hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trước những nguy cơ đến từ không gian mạng, bảo đảm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Luật An ninh mạng cũng là văn bản mang tính chính sách đầu tiên về nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng, hoàn thiện chính sách nghiên cứu, phát triển chiến lược, chia sẻ thông tin về an ninh mạng. Công dân được giao những công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ hình ảnh, thông tin bản thân trên không gian mạng. Trẻ em được quyền truy cập, tham gia hoạt động trên không gian mạng nhưng cũng là đối tượng được bảo vệ đặc biệt trước thông tin xấu, độc, không phù hợp với môi trường, văn hóa Việt Nam. Doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước được bình đẳng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi. Nhiều quy định của Luật An ninh mạng quy định rõ trách nhiệm với cộng đồng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý hệ thống thông tin và cung cấp dịch vụ trên không gian mạng.
Từ những vấn đề nêu trên hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Trích: Tìm hiểu luật an ninh mạng