Diễn biến tâm trạng của mị trong đêm hội mùa xuân

2 câu trả lời

- Khung cảnh thiên nhiên nồng nàn:

+ cỏ gianh vàng ửng, chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá như những con bướm sặc sỡ, không khí dần ấm áp.

+ âm thanh bên ngoài: tiếng sáo cất lên, tiếng trẻ chơi quay cười vang, ...

- Mị nhìn khung cảnh, nghe âm thanh mà bắt đầu cảm thấy thiết tha bồi hồi, Mị bắt đầu lẩm bẩm theo lời hát gọi bạn tình, ...

- Ngày tết, Mị lén uống rượu, “uống ực từng bát”, Mị say và sống về quá khứ, say sưa trong tiếng sáo gọi bạn tình.

- Mị sực nhớ đến tình cảnh của mình hiện tại, nhớ đến A Sử, Mị muốn chết “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại”.

- Mị nhận thức sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do.

+ Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, Mị vấn lại tóc, lấy cái váy hoa, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.

+ Hiện thực không trói được trái tim Mị, khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi.

- Lúc vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được, Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa, cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

- Cả đêm hôm ấy, Mị lúc mê lúc tỉnh, lúc đau đớn, lúc nồng nàn tha thiết.

=> Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. Để sức sống không lụi tắt hẳn, chuẩn bị cho một sự phản kháng trong tương lai: cắt dây trói cho A Phủ.

* Nguyên nhân thức dậy sức sống tiềm tàng:

- Khung cảnh ngày xuân:

+ Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh bướm sặc sỡ.

+ Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà …

- Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động:

+ Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể):

Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại.

Văng vẳng ở đầu làng.

Lửng lơ bay ngoài đường.

Rập rờn trong đầu Mị.

+ Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng).

+ Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức -> tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng.

=> Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.

- Hơi rượu:

+ Uống cả hũ rượu

+ Uống ực từng bát

-> Say lịm mặt ngồi đấy -> Lãng quên hiện tại -> Sống lại quá khứ.

* Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để tìm lại chính mình:

(+) Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:

- Sức sống tiềm tàng:

+ Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”

+ Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.

- Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng.

(+) Trong hơi rượu -> sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy

- Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình.

+ Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng. -> thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.

+ Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.

(+) Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng:

- Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi.

-> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị.

-> Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.

(+) Sáng hôm sau Mị tỉnh lại, quay về thực tại, nhận ra tình thế bi đát của mình:

- Những dây trói xiết lại, đau dứt từng mảnh thịt.

-> Thấy mình không bằng con ngựa ở bên kia vách.

=> Giá trị nhân đạo: Tin tưởng vào bản chất người luôn tiềm tàng trong mỗi con người: khát vọng sống mãnh liệt.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm